Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
- Mã định danh điện tử và cấu trúc mã định danh được tử theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 được quy định như thế nào?
- Tên các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
- Hướng dẫn sơ đồ đo kiểm chung theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Mã định danh điện tử và cấu trúc mã định danh được tử theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2, Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành sửa đổi 1:2022 quy định về mã định danh điện tử như sau:
Mã định danh điện tử gồm có: Mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương; Mã định danh điện tử của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh và Mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức khác theo quy định tại Điều 4, Điều 5 và Điều 6 Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg.
Cấu trúc mã định danh điện tử bao gồm:
- Cấu trúc mã định danh điện tử của các bộ, ngành, địa phương:
Theo quy định tại Điều 4 Qụyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các văn bản hướng dẫn Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg.
- Cấu trúc mã định danh điện tử của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh:
Theo quy định tại Điều 5 Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các văn bản hướng dẫn Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg.
- Cấu trúc mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức khác:
Theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về mã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương và các văn bản hướng dẫn Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg.
Cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành theo QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Tên các loại văn bản quy phạm pháp luật theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Căn cứ theo quy định tại Mục 7 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành sửa đổi 1:2022 mô tả các loại văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm các dạng:
Hướng dẫn sơ đồ đo kiểm chung theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022?
Căn cứ theo quy định tại Mục 10 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành sửa đổi 1:2022 hướng dẫn các sơ đồ đo kiểm chung như sau:
“10. Sửa đổi, bổ sung Phụ lục B như sau:
PHỤ LỤC B
(Quy định)
Hướng dẫn các sơ đồ đo kiểm chung
B.1. Sơ đồ ghép nối các hệ thống cần đo kiểm với công cụ trích xuất gói tin
Sơ đồ ghép nối hệ thống QLVBĐH cần đo kiểm với công cụ trích xuất gói tin để tạo thành tập tin edXML phục vụ đo kiểm.
Để thực hiện đo kiểm gói tin edXML, phải sử dụng công cụ để trích xuất gói tin đi ra từ hệ thống QLVBĐH hoặc hệ thống trung gian (sau đây gọi tắt là công cụ trích xuất gói tin). Các Hình B.1 và Hình B.2 mô tả cách ghép nối các hệ thống cần đo kiểm với công cụ trích xuất gói tin.
Hình B.1 - Sơ đồ ghép nối để trích xuất gói tin đi ra từ hệ thống QLVBĐH
Sơ đồ ghép nối hệ thống trung gian cần đo kiểm với công cụ trích xuất gói tin để tạo thành tập tin edXML phục vụ đo kiểm.
Hình B.2 - Sơ đồ ghép nối để trích xuất gói tin đi ra từ hệ thống trung gian
B.2. Giải thích sơ đồ
- Khi cần trích xuất gói tin đi ra từ hệ thống QLVBĐH thì sử dụng sơ đồ Hình B.1.
- Khi cần trích xuất gói tin đi ra từ hệ thống trung gian thì sử dụng sơ đồ Hình B.2.
- Công cụ trích xuất gói tin:
+ Công cụ trích xuất gói tin là một phần mềm. Phần mềm này cung cấp các bộ kết nối và các thông số, yêu cầu kỹ thuật kèm theo để các hệ thống QLVBĐH hoặc các hệ thống trung gian đang cần đo kiểm kết nối tới công cụ;
+ Công cụ trích xuất gói tin có các chức năng cơ bản gồm: Nhận gói tin (nhận văn bản); xuất gói tin nhận được thành tập tin edXML phục vụ đo kiểm; đọc và hiển thị gói tin trên màn hình phục vụ việc xem xét gói tin; các chức năng thông báo và các chức năng mở rộng khác.
+ Công cụ trích xuất gói tin sử dụng mã định danh điện tử cơ quan, tổ chức theo quy định tại Quy chuẩn này để nhận văn bản đến.
- Bộ kết nối: Bộ kết nối để kết nối các hệ thống QLVBĐH khác nhau hoặc các hệ thống trung gian khác nhau vào công cụ trích xuất gói tin.
B.3. Thực hiện bắt gói tin
- Công cụ trích xuất gói tin đóng vai trò là nơi nhận.
- Bắt và trích xuất gói tin gửi từ hệ thống QLVBĐH:
+ Hệ thống QLVBĐH thực hiện gửi văn bản tới công cụ trích xuất gói tin (có thể gửi tới 1 cơ quan hoặc nhiều cơ quan).
+ Công cụ trích xuất gói tin nhận được gói tin do Hệ thống QLVBĐH gửi đến và sử dụng chức năng xuất gói tin thành tập tin edXML phục vụ đo kiểm.
- Bắt và trích xuất gói tin gửi từ Hệ thống trung gian:
+ Hệ thống QLVBĐH thực hiện gửi văn bản tới công cụ trích gói tin xuất thông qua Hệ thống trung gian (có thể gửi tới 1 cơ quan hoặc nhiều cơ quan).
+ Hệ thống trung gian chuyển tiếp văn bản nhận được từ Hệ thống QLVBĐH đến công cụ trích xuất gói tin.
+ Công cụ trích xuất gói tin nhận được gói tin do Hệ thống trung gian gửi đến và sử dụng chức năng xuất gói tin thành tập tin edXML phục vụ đo kiểm.
- Tập tin edXML được trích xuất là căn cứ để các đơn vị đo kiểm thực hiện việc đánh giá gói tin phù hợp với Quy chuẩn.”
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 102:2016/BTTTT/SĐ1:2022 có hiệu lực từ 15/09/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.