Cảnh sát giao thông không dùng xe mô tô tuần tra có được xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm giao thông?

Tôi có câu hỏi cảnh sát giao thông không dùng xe mô tô tuần tra có được xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm giao thông? Chị T ở H.N.

Cảnh sát giao thông không dùng xe mô tô tuần tra có được xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm giao thông?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm như sau:

Yêu cầu đối với cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm
1. Thực hiện đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ; pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thực hiện đúng, đầy đủ, có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được phân công theo quy định, kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành; thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và Điều lệnh Công an nhân dân.
3. Khi tiếp xúc với Nhân dân và người có hành vi vi phạm pháp luật phải có lễ tiết, tác phong, thái độ, văn hóa ứng xử đúng mực và phù hợp.
4. Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định.
5. Bảo đảm các yêu cầu, quy định khác của Bộ Công an.

Ngoài ra, tại Điều 8 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát như sau:

Quyền hạn của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát
1. Được dừng các phương tiện tham gia giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là phương tiện giao thông) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan. Kiểm soát người và phương tiện giao thông, giấy tờ của người điều khiển phương tiện giao thông, giấy tờ của phương tiện giao thông và giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện giao thông đang kiểm soát theo quy định của pháp luật; kiểm soát việc thực hiện các quy định về an toàn vận tải đường bộ.
2. Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, trật tự xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.
3. Được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn, ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra, cán bộ Cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được huy động phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người đang điều khiển, sử dụng phương tiện đó theo quy định của Luật Công an nhân dân. Việc huy động được thực hiện dưới hình thức yêu cầu trực tiếp hoặc bằng văn bản.
4. Được trang bị, sử dụng phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ; phương tiện thông tin liên lạc; phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; quy định khác của pháp luật có liên quan và của Bộ Công an.
5. Được tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng, đỗ phương tiện giao thông khi có tình huống ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hoặc khi có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Thực hiện các quyền hạn khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, tại Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định như sau:

Trang phục; trang bị phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của Cảnh sát giao thông khi tuần tra, kiểm soát
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
Khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ Cảnh sát giao thông sử dụng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an. Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn phải mặc áo phản quang.
2. Phương tiện giao thông, gồm: Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát; xe chuyên dùng
a) Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng); xe chuyên dùng: Có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật;
b) Xe ô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, ở giữa có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang), kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm, cân đối hai bên thành xe; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ cho cân đối và phù hợp;
c) Xe mô tô tuần tra, kiểm soát: Hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, bên trên có dòng chữ “C.S.G.T”, bên dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang); kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “C.S.G.T”. Tuỳ từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ cho cân đối và phù hợp;
d) Xe chuyên dùng: Hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ 10cm x 10cm, nét chữ 03cm; hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng hai phần ba khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tuỳ từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, các từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) cho cân đối và phù hợp;
đ) Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp sau: Tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát tại một điểm vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.

Như vây, quy định về yêu cầu đối cán bộ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm không có quy định bắt buộc phải sử dụng xe mô tô tuần tra cũng như xe chỉ là phương tiện di chuyển được trang bị để làm nhiệm vụ còn nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát giao thông là phát hiện, xử lý vi phạm hành chính về giao thông.

Do đó, Cảnh sát giao thông không dùng xe mô tô tuần tra (dùng xe chuyên dùng) vẫn được xử phạt vi phạm hành chính người vi phạm giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông.

cảnh sát giao thông

Cảnh sát giao thông không dùng xe mô tô tuần tra có được xử phạt người vi phạm giao thông? (Hình ảnh từ Internet)

Khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định khi kết thúc thời gian tuần tra, kiểm soát, Tổ Cảnh sát giao thông phải thực hiện những công việc sau:

- Tổ trưởng phải họp Tổ để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến, ghi vào nhật ký trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ về tình hình trật tự, an toàn giao thông, kết quả tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính, những vấn đề khác có liên quan, đề xuất, kiến nghị và ký xác nhận.

- Báo cáo tình hình, kết quả của Tổ.

- Bàn giao cho cán bộ quản lý của đơn vị: Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính, các giấy tờ liên quan, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tiền phạt tại chỗ, các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; phương tiện giao thông, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các trang bị khác. Việc bàn giao phải ghi vào sổ theo quy định, được người giao và người nhận ký, ghi rõ họ tên và phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về việc bàn giao.

Việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi xử lý vi phạm giao thông được thực hiện như thế nào?

Tại Điều 22 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định việc niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi xử lý vi phạm giao thông sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

950 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào