Cảnh sát giao thông có được tự ý mặc thường phục để xử lý vi phạm không? Ai có thẩm quyền quyết định việc mặc thường phục?
Cảnh sát giao thông có được tự ý mặc thường phục để xử lý vi phạm không? Ai có thẩm quyền quyết định điều này?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định:
Điều 11. Trang phục; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát giao thông
1. Trang phục của Cảnh sát giao thông
...
b) Trường hợp kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, được bố trí một bộ phận Cảnh sát giao thông mặc thường phục để vận hành, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác. Khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành kiểm soát, xử lý theo quy định của pháp luật....
Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông (sau đây viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ), Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trưởng Công an cấp huyện) trở lên quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục khi sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát.
- Theo đó, khi tuần tra, kiểm soát được phép bố trí CSGT mặc thường phục sử dụng các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ, kỹ thuật để giám sát trật tự an toàn giao thông và phát hiện vi phạm.
- Tuy nhiên, trong trường hợp này, CSGT không được tự ý mặc thường phục mà phải do các đối tượng có thẩm quyền quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát hoặc thường phục và phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát:
+ Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ
+ Trưởng phòng Cảnh sát giao thông
+ Trưởng Công an cấp huyện) trở lên
- Như vậy, CSGT mặc thường phục không được quyền xử phạt mà chỉ thực hiện giám sát tình hình giao thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và báo ngay cho bộ phận tuần tra mặc cảnh phục nếu phát hiện vi phạm.
- Do đó, CSGT bắt buộc phải sử dụng trang phục Cảnh sát khi tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông. Vì vậy, khi thực hiện tuần tra, kiểm soát để xử phạt, CSGT phải mặc cảnh phục.
Cảnh sát giao thông có được tự ý mặc thường phục để xử lý vi phạm không? Ai có thẩm quyền quyết định điều này? (Hình internet)
Cảnh sát giao thông có phải bồi thường khi xử phạt sai không?
- Thực tế, khi có căn cứ cho rằng Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt sai thì người dân có quyền khiếu nại hoặc gửi Đơn khởi kiện.
- Trường hợp khi CSGT xử phạt sai thì có thể sẽ bị yêu cầu bồi thường thuộc trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bồi thường không theo hợp đồng hay thỏa thuận trước), được quy định trong Bộ luật Dân sự.
- Căn cứ Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015, một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự là “gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật”. Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
+ Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp khi thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Như vậy, điều kiện để việc bồi thường thiệt hại sẽ xảy ra khi:
+ Có thiệt hại xảy ra
+ Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái luật mà không phải do sự kiện bất khả kháng, không hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
- Vì vậy, CSGT xử phạt sai sẽ phải bồi thường thiệt hại tuy nhiên phía người bị thiệt hại phải chứng minh được:
+ CSGT xử phạt sai
+ Bản thân bị thiệt hại do việc xử phạt sai của CSGT gây ra.
- Ở đây, khi chứng minh mức độ thiệt hại có ý nghĩa quan trọng, làm căn cứ cho việc yêu cầu bồi thường.
- Các xác định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm những nội dung sau:
+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại
+ Thiệt hại khác do luật quy định.
Mức bồi thường khi Cảnh sát giao thông xử phạt sai là bao nhiêu? Thời hiệu khởi kiện tối đa bao nhiêu?
- Mức bồi thường sẽ do 02 bên tự thỏa thuận. Nếu không thể thỏa thuận được, người bị thiệt hại có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu CSGT bồi thường.
+ Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định ngoài mức bồi thường thực tế thì khi bị thiệt hại, người gây ra phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần. Trong đó, mức bù đắp do các thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì sẽ bị ấn định:
STT | Mức bù đắp tổn thất tinh thần do thiệt hại về | Từ 01/7/2023 (mức lương cơ sở = 1,8) |
1 | Sức khỏe | 50 |
2 | Tính mạng | 100 |
3 | Danh dự, nhân phẩm, uy tín | 10 |
(Đơn vị: triệu đồng)
- Căn cứ Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.