Cảnh sát giao thông có được quyền soát ví tiền của người bị xử phạt vi phạm khi đi trên đường không?
Các trường hợp nào Cảnh sát giao thông sẽ được dừng xe người đi đường?
Các trường hợp dưới đây theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì Cảnh sát giao thông sẽ được dừng xe người đi đường, cụ thể:
- Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;
- Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Cảnh sát giao thông có được quyền soát ví tiền của người bị xử phạt vi phạm khi đi trên đường không?
Các nội dung nào Cảnh sát giao thông mới được kiểm soát?
Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 65/2020/TT-BCA thì có 3 nội dung mà Cảnh sát giao thông được kiểm soát là kiểm soát giấy tờ và kiểm soát phương tiện giao thông và kiểm soát việc chấp hành quy định pháp luật trên đường bộ, cụ thể:
- Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông, gồm: Giấy phép lái xe; Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Bằng hoặc Chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng (đối với loại xe có quy định phải kiểm định); Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông
+ Thực hiện kiểm soát theo trình tự từ trước ra sau, từ trái qua phải, từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới;
+ Kiểm soát hình dáng, kích thước bên ngoài, màu sơn, biển số phía trước, phía sau và hai bên thành phương tiện giao thông theo quy định;
+ Kiểm soát điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng;
- Kiểm soát việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ.
Cảnh sát giao thông có được quyền soát ví tiền của người bị xử phạt vi phạm khi đi trên đường không?
Theo quy định tại Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm i khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 thì việc khám xét đồ vật được quy định như sau:
"Điều 128. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.
4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có ít nhất 01 người chứng kiến.
5. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản."
Như vậy, Cảnh sát giao thông có quyền kiểm soát các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện giao thông như bằng lái xe, cà vẹt xe,... Khi kiểm soát, Cảnh sát giao thông sẽ yêu cầu xuất trình các giấy tờ có liên quan ấy mà không được tự ý soát ví tiền (thường là nơi chứa giấy tờ) của người vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo Điều 128 nêu trên, nếu có căn cứ cho rằng việc soát ví tiền là điều cần thiết để ngăn chặn các hành vi vi phạm hành chính thì Cảnh sát giao thông có quyền soát (ví dụ bằng lái xe hay cà vẹt xe được làm giả mà Cảnh sát yêu cầu xuất trình thì người vi phạm lại không tuân theo). Nhưng việc soát ví tiền vẫn phải được tuân theo trình tự luật định chứ không tùy tiện được.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.