Cấm đi lại trên cầu Long Biên từ 15 giờ ngày 10/9/2024? Thi công cầu qua sông có đê cần thực hiện gì để đảm bảo thoát lũ?

Cấm đi lại trên cầu Long Biên từ 15 giờ ngày 10/9/2024? Thi công cầu qua sông có đê cần thực hiện gì để đảm bảo thoát lũ?

Cấm đi lại trên cầu Long Biên từ 15 giờ ngày 10/9/2024?

Căn cứ Mục 1, 2 Thông báo 959/TB-SGTVT năm 2024 Tải về của Sở Giao thông vận tải về phương án điều chỉnh tổ chức giao thông trên Cầu Long Biên, Thành phố Hà Nội như sau:

1. Phương án điều chỉnh tổ chức giao thông:
- Cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.
- Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.
2. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 15h00 ngày 10/9/2024 (thứ Ba) đến khi có thông báo thay thế.

Như vậy, bắt đầu từ 15h00 ngày 10/9/2024 (thứ Ba) đến khi có thông báo thay thế:

- Cấm người đi bộ và các loại phương tiện đi lại cả hai hướng trên cầu Long Biên.

- Các phương tiện có nhu cầu đi qua cầu Long Biên lưu thông theo các cầu: Chương Dương, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Thăng Long.

Cấm đi lại trên cầu Long Biên từ 15 giờ ngày 10/9/2024? Thi công cầu qua sông có đê cần thực hiện gì để đảm bảo thoát lũ?

Cấm đi lại trên cầu Long Biên từ 15 giờ ngày 10/9/2024? Thi công cầu qua sông có đê cần thực hiện gì để đảm bảo thoát lũ? (Hình ảnh Internet)

Thi công cầu qua sông có đê cần thực hiện gì để đảm bảo thoát lũ?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg quy định thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ được như sau:

- Thiết kế xây dựng cầu qua sông có đê phải tính toán thủy văn, thủy lực, xác định và đánh giá ảnh hưởng của việc xây dựng cầu đến thoát lũ; an toàn đê điều; ổn định lòng, bờ, bãi sông; hoạt động của các công trình lân cận và giao thông đường thủy để lựa chọn phương án, giải pháp thiết kế đảm bảo an toàn, cụ thể:

+ Tính toán thiết kế đảm bảo thoát lũ thiết kế, lũ lịch sử sau khi xây dựng cầu;

+ Tính toán xác định sự biến đổi mực nước; đánh giá ảnh hưởng đến an toàn chống lũ của đê (cao trình chống lũ; ổn định thân đê, nền đê); sự ổn định và hoạt động của các công trình trong phạm vi ảnh hưởng;

+ Tính toán xác định sự thay đổi về hướng, vận tốc dòng chảy ở thượng lưu, hạ lưu và vị trí cầu; đánh giá ảnh hưởng đến xói, sạt lở đê điều, lòng, bờ, bãi sông, các công trình lân cận và hoạt động giao thông đường thủy.

Nội dung thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê như thế nào?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 19/2021/QĐ-TTg quy định trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải thực hiện những nội dung được như sau:

Quy định cụ thể đối với việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ, thông thoáng dòng chảy, an toàn đê điều
4. Trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê phải thực hiện các nội dung sau đây:
a) Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn đê điều và công trình trong mùa mưa lũ theo quy định của pháp luật;
b) Trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi diễn biến đê điều, bãi sông tại vị trí xây dựng và khu vực thượng, hạ lưu cầu, trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng và kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đê điều, bãi sông;
c) Việc sử dụng xe cơ giới phục vụ thi công đi trên đê phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, lán trại, đường công vụ phục vụ thi công không được gây mất ổn định đê điều, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy;
d) Trước mùa lũ và sau khi hoàn thành công trình, phải tháo dỡ, thanh thải vật liệu, phế thải, công trình phục vụ thi công và hoàn trả hiện trạng bãi sông, lòng sông.

Như vậy, theo quy định trên thì trong giai đoạn thi công xây dựng cầu qua sông có đê để đảm bảo thoát lũ phải thực hiện những nội dung sau:

- Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện phương án đảm bảo an toàn đê điều và công trình trong mùa mưa lũ theo quy định của pháp luật;

- Trong quá trình thi công phải thường xuyên theo dõi diễn biến đê điều, bãi sông tại vị trí xây dựng và khu vực thượng, hạ lưu cầu, trường hợp xảy ra sự cố mất an toàn phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng và kịp thời xử lý đảm bảo an toàn đê điều, bãi sông;

- Việc sử dụng xe cơ giới phục vụ thi công đi trên đê phải tuân thủ quy định của pháp luật về đê điều, tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. Việc sử dụng bãi sông làm bãi tập kết vật liệu, phương tiện, trang thiết bị, lán trại, đường công vụ phục vụ thi công không được gây mất ổn định đê điều, bãi sông, ảnh hưởng đến dòng chảy;

- Trước mùa lũ và sau khi hoàn thành công trình, phải tháo dỡ, thanh thải vật liệu, phế thải, công trình phục vụ thi công và hoàn trả hiện trạng bãi sông, lòng sông.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
442 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào