Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?

Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào? - Câu hỏi của chị D.T (Bình Thuận)

Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh?

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi đánh nhau mà học sinh cần có cách viết bản kiểm điểm phù hợp, chi tiết, làm rõ hành vi và mức độ hối lỗi của mình.

Học sinh có thể tham khảo cách viết bản kiểm điểm hành vi đánh nhau như sau:

Cách viết bản kiểm điểm 1:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


BẢN KIỂM ĐIỂM

(V/v học sinh đánh nhau)


Kính gửi: Ban giám hiệu trường: ……………

Đồng kính gửi thầy (cô) chủ nhiệm lớp: ……………

Tên em là …………………Là học sinh lớp …………………

Em xin tường trình sự việc của mình ngày hôm nay như sau:

Nội dung sự việc: …(trình bày tóm tắt nội dung việc mình gây lỗi và nguyên nhân)…

Em tự nhận thấy lỗi của mình là: ….................. gây ảnh hưởng tới tới lớp và làm thầy (cô) phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra.

Kính mong được thầy cô xem xét, tha thứ, cho em cơ hội để sửa sai và tiến bộ hơn trong quá trình học tập.

Em xin trân trọng cảm ơn!


............, ngày … tháng … năm ...


Chữ ký học sinh

(Kí và ghi rõ họ tên)


Chữ ký phụ huynh

(Kí và ghi rõ họ tên)

Cách viết bản kiểm điểm 2:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


BẢN KIỂM ĐIỂM


Kính gửi:

- Ban Giám hiệu trường……………………..

- Thầy (cô) chủ nhiệm lớp……………………

Tên em là: ............................................

Sinh ngày: ..........................

Là học sinh lớp: ..................

Trường:................................

Em xin nhận lỗi về hành vi của mình như sau:

Nội dung sự việc là: Vào lúc….giờ…. ngày… tháng… năm……, em và bạn Nguyễn Văn A có xảy ra xích mích đánh nhau dẫn đến bạn A bị chảy máu mũi. Sau khi xảy ra sự việc, em đã hối hận và ý thức được rằng, hành vi của em là vi phạm quy định của nhà trường và em thực lòng cảm thấy ăn năn và mong muốn xin lỗi bạn A.

Em tự nhận thấy lỗi vi phạm của mình đã làm ảnh hưởng tới lớp và khiến thầy cô phiền lòng.

Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) chủ nhiệm đề ra.

Kính mong được thầy (cô) cùng Ban Giám hiệu xem xét và thư thứ, tạo cơ hội để em có thể sửa sai, không tái phạm. Em xin trân trọng cảm ơn!


…………., ngày… tháng… năm……

Ý kiến của phụ huynh học sinh

.............................


Chữ ký học sinh

(Ký và ghi rõ họ tên)

Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?

Cách viết bản kiểm điểm đánh nhau đơn giản cho học sinh? Học sinh đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?

Học sinh trung học đánh nhau bị xử lý kỷ luật thế nào?

Hành vi đánh nhau của học sinh tùy thuộc vào mức độ, tính chất nghiêm trọng để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Cụ thể, tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định như sau

Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định:

Khen thưởng và kỷ luật
...
2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, hành vi đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng là hành vi học sinh không được phép thực hiện, nếu vi phạm thì tùy thuộc mức độ, tính chất nghiêm trọng mà học sinh có thể bị xử lý kỷ luật theo hình thức:

- Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

- Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Có những biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường bao gồm:

- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;

- Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại người học; phòng, chống bạo lực học đường; bạo lực trẻ em trên môi trường mạng cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho người học;

- Công khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo lực học đường;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;

- Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

29,710 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào