Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm TNLĐ tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?

Tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 143 2024 NĐ CP quy định về cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

Mức trợ cấp một lần

=

Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động

+

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện


=

{3 + (m-5%) x 0,3} x Lmin

+

{0,5 + (t-1) x 0,3} x Lmin

Trong đó:

Lmin: tháng lương tối thiểu vùng IV tại thời điểm hưởng trợ cấp.

m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 100).

t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Ví dụ 1: Vào tháng 8 năm 2024, khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được 01 tháng, ông A bị tai nạn lao động lần thứ nhất. Sau khi điều trị ổn định, ông A đi giám định lần thứ nhất. Tháng 8 năm 2024, Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động của ông A do vụ tai nạn lao động này là 30%. Lương tối thiểu vùng IV vào tháng 8 năm 2024 là 3.450.000 đồng. Số tiền trợ cấp lần thứ nhất cho ông A được tính như sau:

Mức trợ cấp một lần

=

{3 + (m-5%) x 0,3} x Lmin

+

{0,5 + (t-1) x 0,3} x Lmin


=

{3 + (30-5) x 0,3} x 3.450.000

+

{0,5+ (1-1) x 0,3} x 3.450.000


=

37.950.000 (đồng).



Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?

Cách tính trợ cấp tai nạn lao động một lần mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?

Tại Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024 của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Theo đó, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024 như sau:

(1) Phương thức đóng

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức:

- Đóng 06 tháng một lần;

- Đóng 12 tháng một lần.

Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.

(2) Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện:

- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;

- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.

(Hiện nay lương tối thiểu vùng IV theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP là 3.450.000 đồng/tháng).

Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại (1) được thực hiện như sau:

- Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;

- Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.

- Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Như vậy, mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:

- Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4 tương đương 207.000 đồng

- Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4 tương đương 414.000 đồng.

Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 143/2024/NĐ-CP có quy định về hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm những giấy tờ như sau:

- Sổ bảo hiểm xã hội;

- Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú;

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

- Bản sao giấy chứng tử, trích lục khai tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đối với trường hợp chết do tai nạn lao động;

- Biên bản điều tra tai nạn lao động;

- Đơn đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người lao động hoặc thân nhân người bị nạn đối với trường hợp tai nạn lao động chết người theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP;

- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.

Trường hợp kết quả giám định lại làm tăng mức suy giảm khả năng lao động được quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP, Hồ sơ đề nghị bổ sung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm có:

- Số bảo hiểm xã hội,

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa;

- Đơn đề nghị giải quyết bổ sung chế độ tai nạn lao động của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP,

- Bản chính hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan về phí giám định suy giảm khả năng lao động.

Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện bao gồm những giấy tờ như đã nêu trên.

Trên đây là hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.

Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

298 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào