Cách tính mật độ dân số hiện nay như thế nào? Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm những ai?

Cách tính mật độ dân số hiện nay như thế nào? Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm những ai? Câu hỏi từ anh T.L - TPHCM.

Cách tính mật độ dân số hiện nay như thế nào?

Mật độ dân số là số dân tính bình quân trên một kilômét vuông diện tích lãnh thổ.

Căn cứ Căn cứ Mục 1 Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg quy định cách tính mật độ dân số như sau:

- Cách tính mật độ dân số: Mật độ dân số được tính bằng cách chia dân số (dân số thời điểm hoặc dân số trung bình) của một vùng dân cư nhất định cho diện tích lãnh thổ của vùng đó.

- Mật độ dân số của từng tỉnh, từng huyện, từng xã nhằm phản ánh tình hình phân bố dân số theo địa lý vào một thời gian nhất định.

Công thức tính: Mật độ dân số (người/km2) = Dân số / Diện tích lãnh thổ.

Xem thêm:

>> Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Mẫu CT01 Tải

>> Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (dùng cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài): Mẫu CT02 Tải

>> Mẫu xác nhận thông tin cư trú CT07: Tải

Cách tính mật độ dân số hiện nay như thế nào? Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm những ai?

Cách tính mật độ dân số hiện nay như thế nào? Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm những ai? (Hình từ Internet)

Nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ bao gồm những ai?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg quy định cách tính mật độ dân số như sau:

Trong thống kê, dân số được thu thập theo khái niệm nhân khẩu thực tế thường trú tại hộ, là những người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ tính đến thời điểm điều tra đã được 6 tháng trở lên, trẻ em mới sinh trước thời điểm điều tra và những người mới chuyển đến sẽ ở ổn định tại hộ, không phân biệt có hay không có hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn đang ở và những người tạm vắng.

Nhân khẩu thường trú thực tế tại hộ gồm:

- Người thực tế thường xuyên ăn, ở tại hộ tính đến thời điểm thống kê đã được 6 tháng trở lên.

- Người mới chuyển đến chưa được 6 tháng nhưng xác định sẽ ăn, ở ổn định tại hộ và những trẻ em mới sinh trước thời điểm thống kê; không phân biệt họ đã có hay không có giấy tờ pháp lý chứng nhận sự di chuyển đó.

- Người tạm vắng gồm người rời hộ đi làm ăn ở nơi khác chưa được 6 tháng tính đến thời điểm thống kê; người đang làm việc hoặc học tập trong nước trong thời hạn 6 tháng; người đang đi thăm, đi chơi nhà người thân, đi nghỉ hè, nghỉ lễ, đi du lịch, sẽ quay trở lại hộ; người đi công tác, đi đánh bắt hải sản, đi tàu viễn dương, đi buôn chuyến; người được cơ quan có thẩm quyền cho phép đi làm việc, công tác, học tập, chữa bệnh, du lịch ở nước ngoài, tính đến thời điểm thống kê họ vẫn còn ở nước ngoài trong thời hạn được cấp phép; người đang chữa bệnh nội trú tại các cơ sở y tế; người đang bị ngành quân đội, công an tạm giữ.

Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình ra sao?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 104/2003/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Dân số, quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình được quy định như sau:

- Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội

- Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:

+ Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.

+ Lựa chọn, sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp với điều kiện kinh tế, sức khoẻ, tâm lý và các điều kiện khác.

+ Được cung cấp thông tin và dịch vụ về kế hoạch hoá gia đình.

- Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:

+ Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững.

+ Sử dụng biện pháp tránh thai, thực hiện kế hoạch hoá gia đình.

+ Tôn trọng lợi ích của Nhà nước, xã hội, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức trong việc kiểm soát sinh sản và điều chỉnh quy mô dân số.

+ Thực hiện các quy định của pháp luật về dân số; các quy chế, điều lệ hoặc các hình thức khác của cơ quan, tổ chức; quy ước, hương ước của cộng đồng về dân số và kế hoạch hoá gia đình.

+ Thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình.

Các biện pháp nào điều chỉnh quy mô dân số?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 104/2003/NĐ-CP quy định các biện pháp điều chỉnh quy mô dân số như sau:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần điều chỉnh quy mô dân số phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình để xây dựng gia đình ít con, duy trì vững chắc mức sinh thay thế để ổn định quy mô dân số hợp lý.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
10,486 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào