Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025?
Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025?
Ngày 15/11/2024, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
Thông tư 53/2024/TT-BGTVT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phân loại phương tiện giao thông đường bộ, dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025:
Tại Điều 8 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phương tiện giao thông thông minh được phân loại theo cấp độ tự động hóa một phần hoặc toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, cụ thể như sau:
Phương tiện giao thông thông minh quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 được phân loại theo cấp độ tự động hóa một phần hoặc toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, cụ thể như sau:
(1) Xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 1 (Level or Category 1), cấp độ 2 (Level or Category 2) hoặc cấp độ 3 (Level or Category 3) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles);
(2) Xe cơ giới cho phép tự động hóa toàn phần hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ là các xe thuộc cấp độ 4 (Level or Category 4) hoặc cấp độ 5 (Level or Category 5) được phân loại và định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/SAE PAS 22736:2021 Phân loại và định nghĩa đối với các thuật ngữ liên quan đến hệ thống tự lái của xe cơ giới (Taxonomy and definitions for terms related to driving automation systems for on-road motor vehicles).
Phương tiện giao thông thông minh quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025 như trên.
Cách phân loại phương tiện giao thông thông minh theo mức độ tự động hóa theo hướng dẫn Thông tư 53 2024 từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Thông tư 53 2024 phân loại xe cơ giới theo năng lượng sử dụng như thế nào?
Tại Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phân loại xe cơ giới theo năng lượng sử dụng
Theo loại năng lượng sử dụng, xe cơ giới (trừ rơ moóc và sơ mi rơ moóc) được phân loại như sau:
(1) Xe cơ giới chỉ có động cơ sử dụng nhiên liệu xăng hoặc điêzen
(2) Xe cơ giới thân thiện môi trường là xe cơ giới sử dụng năng lượng hoặc công nghệ giúp giảm phát thải các-bon trực tiếp khi vận hành so với xe cơ giới thông thường nêu tại khoản 1 của Điều này (như xe sử dụng nhiên liệu CNG, xe hybrid điện nhẹ MHEV, xe hybrid điện hoàn toàn FHEV hoặc SHEV, xe hybrid nạp điện ngoài PHEV)
(3) Xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường là xe cơ giới không phát thải trực tiếp các-bon khi vận hành (như xe thuần điện PEV hoặc BEV, xe điện dùng pin nhiên liệu thuần túy PFCEV hoặc FCEV, xe sử dụng nhiên liệu hy-đrô).
Xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng những điều kiện gì từ ngày 1/1/2025?
Tại khoản 1 Điều 35 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về điều kiện tham gia giao thông đường bộ như sau:
Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô kinh doanh vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) kinh doanh vận tải, xe ô tô đầu kéo, xe cứu thương phải lắp thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe.
3. Phương tiện giao thông thông minh bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động.
4. Phương tiện gắn biển số xe nước ngoài hoạt động tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Điều 55 của Luật này.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này; quy định điều kiện hoạt động của xe thô sơ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ tại địa phương.
Theo quy định trên, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Được cấp chứng nhận đăng ký xe và gắn biển số xe theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
*Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
*Thông tư 53/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.