Các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình? Tiến hành tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình ra sao?

Tôi muốn hỏi các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình? Tiến hành tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình ra sao? - câu hỏi của chị N.T.L (Huế)

Các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định bao gồm:

- Chủ tịch UBND cấp xã quyết định lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình đối với những nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã sau:

+ Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.

+ Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.

+ Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

+ Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

+ Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

+ Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.

- Đối với những nội dung trên đã được thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp mà không có đủ đại diện của số hộ gia đình tham dự để có thể đạt tỷ lệ biểu quyết tán thành tại khoản 1 Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.

- Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi đã thống nhất với Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố quyết định tổ chức phát phiếu lấy ý kiến biểu quyết của hộ gia đình đối với các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.

Các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình? Tiến hành tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình ra sao?

Các trường hợp tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình? Tiến hành tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình ra sao?

Quy trình tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định quy trình tổ chức phát biểu lấy ý kiến của hộ gia đình như sau:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch phát phiếu lấy ý kiến

Căn cứ từng trường hợp phát phiếu lấy ý kiến Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố xây dựng Kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến gồm các nội dung chính sau: Mục đích, yêu cầu, nội dung, thành phần, thời gian, thời hạn lấy ý kiến, phân công tổ chức thực hiện, các điều kiện bảo đảm việc tổ chức phát phiếu lấy ý kiến.

Kế hoạch tổ chức phát phiếu lấy ý kiến phải được gửi đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chậm nhất 02 ngày kể từ ngày ban hành Kế hoạch.

Bước 2: Thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố quyết định thành lập Tổ phát phiếu lấy ý kiến từ 03 đến 05 thành viên.

Gồm: đại diện thôn, tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, đại diện tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, tổ dân phố. Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố là Tổ trưởng.

Bước 3: Công khai thông tin về việc phát phiếu lấy ý kiến

Thông tin về việc phát phiếu lấy ý kiến được công khai bằng một trong các hình thức:

Niêm yết tại nhà văn hóa và các điểm sinh hoạt cộng đồng ở thôn, tổ dân phố, thông báo trực tiếp đến từng hộ gia đình, qua hệ thống truyền thanh của thôn, tổ dân phố, điện thoại, các ứng dụng mạng xã hội hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật do thôn, tổ dân phố thống nhất thiết lập ít nhất 02 ngày trước ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến.

Bước 4: Phiếu lấy ý kiến

- Đối với từng trường hợp phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quy định mẫu phiếu, hướng dẫn và ban hành mẫu phiếu.

- Phiếu phải đảm bảo các nội dung sau: tiêu đề phiếu, nội dung lấy ý kiến, nội dung để hộ gia đình lựa chọn biểu quyết và hướng dẫn cách lựa chọn, ý kiến khác để hộ gia đình tham gia (nếu có) và thời hạn thu phiếu lấy ý kiến.

Ủy ban nhân dân cấp xã đóng dấu treo ở phía trên bên trái của từng phiếu lấy ý kiến để biểu quyết nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã.

Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố ký trực tiếp vào góc bên phải phía dưới của từng phiếu lấy ý kiến để biểu quyết đối với nội dung có phạm vi thực hiện trong thôn, tổ dân phố.

Bước 5: Tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình

Bước 6: Gửi quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến bằng phiếu, quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua phải được gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

-> Công nhận kết quả phát phiếu lấy ý kiến.

Quy trình tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 59/2023/NĐ-CP quy định quy trình tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình như sau:

Tổ chức phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình để Nhân dân bàn và quyết định
...
6. Tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình
a) Tổ phát phiếu gửi trực tiếp phiếu lấy ý kiến đến từng hộ gia đình; thu phiếu theo thời hạn đã được quy định trên phiếu. Tổ phát phiếu tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu theo mẫu số 04 quy định tại Nghị định này. Trong quá trình kiểm phiếu, Tổ phát phiếu mời đại diện 02 hộ gia đình chứng kiến việc kiểm phiếu.
b) Kết quả lấy ý kiến để Nhân dân bàn và quyết định các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này được thông qua khi tổng số phiếu biểu quyết của đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đạt tỷ lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
c) Đối với việc phát phiếu lấy ý kiến về nội dung có phạm vi thực hiện trong địa bàn cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã kết quả phiếu lấy ý kiến ở thôn, tổ dân phố để tổng hợp kết quả chung của toàn cấp xã.

Như vây, quy định quy trình tiến hành phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình được thực hiện theo nội dung nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
6,742 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào