Các trường hợp nào bị xem là phạm tội về phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02?
Các trường hợp nào bị xem là phạm tội về phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02?
Ngày 24/05/2024, Hội đồng Thẩm phán TANDTC ban hành Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP.
Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 về tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (PCCC).
Tại Điều 2 Nghị quyết 02/2024/NQ-HĐTP nêu ra các vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015 bao gồm:
- Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của Luật Phòng cháy, chữa cháy .
- Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Các trường hợp vi phạm quy định về PCCC có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả nếu không được ngăn chặn kịp thời (bị truy cứu theo khoản 4 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015) được hiểu bao gồm các trường hợp sau:
(1) Chưa xảy ra cháy nhưng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì chắc chắn sẽ cháy và dẫn đến thiệt hại.
(2) Đã xảy ra cháy và tất yếu sẽ dẫn đến thiệt hại nhưng do được ngăn chặn kịp thời nên thiệt hại dưới mức quy định tại khoản 1 Điều 313 Bộ luật Hình sự 2015.
Trường hợp người phạm tội thực hiện công việc bắt buộc phải tuân theo quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người nhưng trong quá trình thực hiện họ vi phạm quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động, an toàn ở nơi đông người và xảy ra cháy, gây thiệt hại thì cũng bị truy cứu hình sự theo Điều 313 - Tội vi phạm quy định về PCCC (không truy cứu theo Điều 295 - Tội vi phạm quy định về an toàn lao động).
Trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều lần hành vi phạm tội, nếu mỗi lần phạm tội có đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng đều chưa bị truy cứu hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu hình sự thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số thiệt hại của các lần phạm tội, còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là "phạm tội từ 02 lần trở lên".
Các trường hợp nào bị xem là phạm tội về phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02?
Việc xử phạt hành chính đối với hành vi để xảy ra cháy nổ được quy định như thế nào?
Tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về các mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trong việc để xảy ra cháy, nổ như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
* Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm sau:
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%.
*Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Phương án chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu và nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:
- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy;
- Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và được cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi lớn về quy mô, tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.