Các trường hợp công chức bị kỷ luật khiển trách? Thời hạn xóa kỷ luật đối với người bị áp dụng hình thức khiển trách là bao lâu?

"Cho tôi hỏi công chức vi phạm những hành vi gì thì bị khiển trách? Thời hạn xóa kỷ luật đối với người bị áp dụng hình thức khiển trách?" Câu hỏi của bạn Ngọc Lan đến từ Bình Định.

Hình thức kỷ luật khiển trách là gì?

Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019 quy định khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất được quy định trong Bộ luật lao động, nội quy lao động của doanh nghiệp để xử lý người lao động vi phạm kỷ luật lao động.

Khiển trách có thể áp dụng đối với cả công chức, viên chức, cán bộ nhà nước và các lao động hợp đồng.

Người có thẩm quyền khiển trách là người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền.

Việc khiển trách có thể bằng văn bản hoặc lời nói.

Các trường hợp nào công chức bị kỹ luật khiển trách? Thời hạn xóa kỷ luật đối với người bị áp dung hình thức khiển trách?

Các trường hợp công chức bị kỷ luật khiển trách? Thời hạn xóa kỷ luật đối với người bị áp dung hình thức khiển trách là bao lâu? (Hình từ internet)

Các trường hợp nào công chức bị kỷ luật khiển trách?

Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định khiển trách là hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức và viên chức vi phạm quy định này.

Theo đó, công chức bị khiển trách khi có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, thuộc một trong các trường hợp vi phạm quy định về:

- Đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức;

- Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi;

- Có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ;

- Xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;

- Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng;

- Gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

Bảo vệ bí mật Nhà nước;

- Khiếu nại, tố cáo;

- Quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;

- Đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;

- Phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.

Với công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm cũng phải chịu một trong các hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo hoặc xóa tư cách chức vụ.

Thời hạn xóa kỷ luật đối với người bị áp dụng hình thức khiển trách?

Đối với công chức

Theo khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về quyết định kỷ luật công chức, trong đó quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành và quyết định này có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

Trong thời gian này, nếu công chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Đối với viên chức:

Căn cứ khoản 8 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật như sau:

"2. Viên chức bị kỷ luật thì xử lý như sau:
a) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực;
b) Trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực."

Ngoài ra, khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về quyết định kỷ luật viên chức, trong đó quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành và quyết định này có hiệu lực 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực thi hành.

Trong thời gian này, nếu viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.

Đối với người lao động

Căn cứ Điều 126 của Bộ luật Lao động 2019 thì thời gian xóa kỷ luật đối với người lao động được quy định như sau:

- Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức sau 03 năm kể từ ngày bị xử lý, nếu không tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì đương nhiên được xóa kỷ luật.

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ thì có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Như vậy, thời hạn để có thể được áp dụng xóa kỷ luật sẽ phụ thuộc vào việc chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu đơn vị ban hành quyết định áp dụng loại hình thức nào và thời hạn kỷ luật bao nhiêu thì có thể được xem xét và xóa kỷ luật hoặc giảm thời hạn xóa kỷ luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

34,176 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào