Những việc nào Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại theo Dự thảo mới?

Tôi đang hành nghề thừa phát lại và tôi có nghe nói có bộ quy tắc ứng xử mà Bộ Tư pháp sắp ban hành. Không biết các quy tắc khi quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được quy định như thế nào? Những việc nào Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại? Cám ơn!

Các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Theo Chương I Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc chung về đạo đức nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như sau:

Bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Thừa phát lại có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần thể hiện tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Đảm bảo tính độc lập, chặt chẽ

- Với địa vị và thông qua hoạt động của mình để thi hành quyền lực được Nhà nước trao, Thừa phát lại phải giữ độc lập hoàn toàn, trong mọi tình huống, đối với người yêu cầu, các bên liên quan, nhằm đảm bảo tính công minh, khách quan, trung thực là những cơ sở để tạo dựng lòng tin với cá nhân, tổ chức.

- Thừa phát lại phải thực hiện công việc được giao một cách chặt chẽ, tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và các quy định của Quy tắc này.

Tôn trọng, bảo vệ uy tín, thanh danh nghề nghiệp

- Thừa phát lại có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân và tổ chức nơi hành nghề thừa phát lại, thanh danh nghề nghiệp.

- Thừa phát lại cần phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hành nghề; lành mạnh trong lối sống để nhận được sự yêu quý, tôn trọng, tin cậy và vinh danh của đồng nghiệp, người yêu cầu và xã hội về bản thân và nghề nghiệp của mình.

Rèn luyện, tu dưỡng bản thân

Thừa phát lại phải không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực tìm tòi để nâng cao chất lượng công việc và phục vụ người yêu cầu.

Khi quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Thừa phát lại cần phải làm gì theo Dự thảo mới nhất của Bộ Tư pháp?

Khi quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội - nghề nghiệp thì Thừa phát lại cần phải làm gì theo Dự thảo mới nhất của Bộ Tư pháp?

Các quy tắc trong quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội - nghề nghiệp được quy định như thế nào?

Theo Điều 10 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc quy tắc riêng trong quan hệ với quan hệ với đồng nghiệp, văn phòng thừa phát lại và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại được quy định như sau:

- Tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; giữ gìn và phát huy tinh thần đoàn kết, thân thiện, hợp tác, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ.

- Có trách nhiệm giám sát lẫn nhau, tận tâm và kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hành nghề trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp, bảo đảm bí mật nghề nghiệp, vì sự phát triển bền vững của nghề Thừa phát lại.

- Khi phát hiện đồng nghiệp có sai sót trong hành nghề, Thừa phát lại có nghĩa vụ góp ý thẳng thắn nhưng không được hạ thấp danh dự, uy tín của đồng nghiệp và báo cáo với cá nhân, cơ quan có trách nhiệm nếu đó là hành vi vi phạm pháp luật hoặc gây tổn hại đến thanh danh nghề nghiệp.

- Chấp hành các nội quy, quy chế của Văn phòng Thừa phát lại, điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên, đóng phí thành viên tổ chức xã hội - nghề nghiệp mà mình là thành viên.

- Hướng dẫn, giúp đỡ những đồng nghiệp mới vào nghề; tăng cường trao đổi nghiệp vụ với các đồng nghiệp, giúp nhau cùng tiến bộ.

- Tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại tổ chức hoặc phát động nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nghề Thừa phát lại.

Những việc nào Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại?

Theo Điều 11 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì những việc Thừa phát lại không được làm trong quan hệ với đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

- Xúc phạm hoặc có hành vi làm tổn hại uy tín của đồng nghiệp, Văn phòng Thừa phát lại.

- Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc Văn phòng mình trong hành nghề trước Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.

- Tiến hành bất kỳ hành vi quảng cáo bản thân và Văn phòng của mình không đúng quy định của pháp luật nhằm cạnh tranh không lành mạnh với Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại khác.

- Hoạt động môi giới, nhận hoặc đòi tiền hoa hồng khi giới thiệu cho đồng nghiệp về yêu cầu mà mình không đảm nhận.

- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở Văn phòng Thừa phát lại.

- Các hành vi khác trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật.

Các quy tắc trong quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại được quy định như thế nào?

Theo Điều 12 Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại thì các quy tắc riêng trong quan hệ với người tập sự hành nghề Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

- Thừa phát lại có bổn phận tham gia vào công tác hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại; nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người tập sự hành nghề Thừa phát lại.

- Thừa phát lại hướng dẫn tập sự không được thực hiện những việc sau:

+ Phân biệt đối xử với những người tập sự do mình hướng dẫn;

+ Đòi hỏi lợi ích vật chất, tiền bạc từ người tập sự;

+ Thông đồng với người tập sự để báo cáo sai sự thật, báo cáo khống về kết quả tập sự;

+ Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn tập sự để buộc người tập sự phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.

Tải về văn bản Dự thảo Thông tư Ban hành quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,176 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào