Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn Đại học năm 2023? Thí sinh nộp hồ sơ nhập học Đại học ở đâu?

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn Đại học năm 2023? Thí sinh nộp hồ sơ nhập học Đại học ở đâu? Thắc mắc của bạn D.K ở Nam Định.

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn Đại học năm 2023?

Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023, hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non thì sau khi biết điểm chuẩn đại học các thí sinh trúng tuyển đại học cần chú ý các mốc thời gian như sau:

(1) Thời gian xác nhận nhập học:

Tất cả thí sinh trúng tuyển đại học hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023.

Tuy nhiên, ngày 19/8/2023 thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát đi thông báo về việc lùi lịch công bố điểm chuẩn từ ngày 22/8/2023 thành trước 17 giờ ngày 24/8/2023. Theo đó, thời gian xác nhận nhập học cũng sẽ bị dời, thay vì chậm nhất là trước 17 giờ ngày 6/9/2023 thì sẽ dời sang trước 17 giờ ngày 8/9/2023.

(2) Thực hiện thủ tục nhập học và nhập học:

Sau ngày 8/9/2023, các thí sinh sẽ đến trường để làm thủ tục nhập học trực tiếp.

Thời gian làm thủ tục nhập học và nhập học sẽ thực hiện theo thông báo của từng trường.

(3) Xét tuyển sinh các đợt bổ sung:

Sau 9/9/2023 Cơ sở đào tạo có thể thông báo tuyển sinh các đợt xét tuyển bổ sung và có thể xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có) cho đến hết tháng 12/2023.

(4) Kết quả tuyển sinh trong năm 2023 trên hệ thống:

Cơ sở đào tạo phải báo chính xác, đầy đủ kết quả tuyển sinh trong năm 2023 trước ngày 31/12/2023 trên hệ thống.

Trên đây là thông tin về những mốc thời gian cần lưu ý khi đã biết điểm chuẩn Đại học 2023.

Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi biết điểm chuẩn Đại học năm 2023? Thí sinh nộp hồ sơ nhập học Đại học ở đâu? (Hình từ internet)

Thí sinh nộp hồ sơ nhập học Đại học ở đâu?

Thí sinh chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nhập học gửi qua đường bưu điện hoặc chuyển phát nhanh đến trường đại học hoặc nộp trực tiếp tại trường đại học.

Hồ sơ nhập học dự kiến gồm có:

- Giấy báo trúng tuyển (bản chính);

- Học bạ THPT (bản sao có công chứng);

- Sơ yếu lý lịch;

- Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời đối với những thí sinh tốt nghiệp năm 2023, bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm 2023;

- CCCD/CMND (có công chứng);

- Sổ đoàn;

- Bản sao giấy khai sinh;

- Bản sao Giấy khai sinh.

- Phiếu khám sức khỏe do phòng khám quận, huyện cấp.

- Ảnh thẻ 3x4 (tối thiểu 05 tấm).

- Hồ sơ, giấy chứng nhận ưu đãi (trong trường hợp thuộc diện ưu đãi như miễn giảm, học phí).

- Bản sao các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) (có chứng thực)

*Lưu ý: Thí sinh căn cứ vào thông báo của nhà trường để chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ và phù hợp. Ngoài ra, khi thực hiện thủ tục nhập học trực tiếp tài trường thì thí sinh cần mang theo tiền học phí để thanh toán.

Thủ tục nhập học Đại học năm 2023-2024 như thế nào?

Căn cứ theo Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Thông báo kết quả và xác nhận nhập học
1. Cơ sở đào tạo gửi giấy báo trúng tuyển cho những thí sinh trúng tuyển, trong đó ghi rõ những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học của thí sinh.
2. Thí sinh xác nhận nhập học bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống, trước khi nhập học tại cơ sở đào tạo.
3. Đối với những thí sinh không xác nhận nhập học trong thời hạn quy định:
a) Nếu không có lý do chính đáng thì coi như thí sinh từ chối nhập học và cơ sở đào tạo có quyền không tiếp nhận;
b) Nếu do ốm đau, tai nạn, có giấy xác nhận của bệnh viện quận, huyện trở lên hoặc do thiên tai có xác nhận của UBND quận, huyện trở lên, cơ sở đào tạo xem xét quyết định tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau;
c) Nếu do sai sót, nhầm lẫn của cán bộ thực hiện công tác tuyển sinh hoặc cá nhân thí sinh gây ra, cơ sở đào tạo chủ động phối hợp với các cá nhân, tổ chức liên quan xem xét các minh chứng và quyết định việc tiếp nhận thí sinh vào học hoặc bảo lưu kết quả tuyển sinh để thí sinh vào học sau.
4. Thí sinh đã xác nhận nhập học tại một cơ sở đào tạo không được tham gia xét tuyển ở nơi khác hoặc ở các đợt xét tuyển bổ sung, trừ trường hợp được cơ sở đào tạo cho phép.

Theo đó, thủ tục nhập học Đại học năm 2023-2024 được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Xác nhận nhập học trực tuyến:

Tất cả thí sinh trúng tuyển trước 17 giờ 00 ngày 8/9/2023 phải hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.

Bước 2: Trường Đại học sẽ tiến hành kiểm tra và xác nhận thông tin của thí sinh đã khai.

Bước 3: Làm theo các thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học và phương thức nhập học được ghi trong giấy báo trúng tuyển.

Bước 4: Thí sinh nộp hồ sơ nhập học.

Các nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học 2023 là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT, quy định trong tuyển sinh đại học cần đáp ứng các nguyên tắc như sau:

(1) Công bằng đối với thí sinh:

- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo:

- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;

- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(3) Minh bạch đối với xã hội

- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;

- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
974 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào