Các giải pháp trọng tâm trong công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước năm 2022?
- Đánh giá chung về công tác Đảng, công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
- Một số quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đối với công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
- Về các kiến nghị của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đối với công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
Đánh giá chung về công tác Đảng, công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
Tại Mục I Thông báo 224/TB-VPCP năm 2022 có đánh giá chung về công tác Đảng, công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
Thời gian qua và giai đoạn 2021-2022, triển khai các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước đã đạt được một số kết quả tích cực.
Những kết quả mà doanh nghiệp nhà nước đã đạt được có đóng góp không nhỏ của Đảng ủy Khối và các doanh nghiệp trực thuộc, đáp ứng yêu cầu là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng trong cơ cấu lại, phát huy tối đa nguồn lực khối doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Đảng, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước còn một số bất cập, tồn tại, hạn chế.
Những bất cập, tồn tại, hạn chế, bên cạnh những nguyên nhân khách quan, thì nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu.
Một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa phát huy vai trò, vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp; đánh giá cán bộ trong doanh nghiệp Nhà nước vẫn là khâu yếu, chưa khuyến khích được đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; mô hình quản lý chậm được đổi mới so với yêu cầu thực tiễn; kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh chưa nghiêm; công tác thanh tra, kiểm tra giám sát còn hạn chế; cơ quan quản lý chưa kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.
Các giải pháp trọng tâm trong công tác cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước năm 2022?
Một số quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới đối với công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
Tại Thông báo 224/TB-VPCP năm 2022 có nêu ra một số quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
(1) Quan điểm, mục tiêu:
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước.
- Tiếp tục đổi mới các phương thức lãnh đạo của Đảng; thực hiện nghiêm 05 nguyên tắc, phương thức lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước và kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý, sản xuất, kinh doanh gắn với tăng cường kiểm tra giám sát để hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.
- Các doanh nghiệp Nhà nước có đóng góp nhiều hơn nữa trong xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; góp phần thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, linh hoạt, chính sách tài khóa mở rộng hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm, kiểm soát tốt giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.
- Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Đảng ủy Khối với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng các bộ, ngành, cơ quan trong hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình, điều kiện mới.
- Đến năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp Nhà nước; xử lý cơ bản xong những dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài; vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vừa khắc phục, giải quyết các công việc, nhiệm vụ tồn đọng, các vấn đề đột xuất, phát sinh.
(2) Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương phối hợp với Ban cán sự Đảng Chính phủ, Ban cán sự Đảng các bộ, ngành, cơ quan chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm:
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật, trong đó có Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai... để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn thúc đẩy công tác đầu tư, cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu thực tiễn.
- Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp Nhà nước và giữa doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; đổi mới quản trị doanh nghiệp theo nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; đổi mới cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động, người quản lý, điều hành hợp lý, có tính cạnh tranh cao gắn với năng suất lao động và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
- Tiếp tục cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, thực chất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước phù hợp tình hình mới và tương xứng với nguồn lực nắm giữ; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, tham gia tích cực, hiệu quả vào phát triển bền vững, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng, thích ứng biến đổi khí hậu.
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, giám sát của tổ chức đảng trong doanh nghiệp Nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, uy tín ngang tầm nhiệm vụ gắn với việc thường xuyên đánh giá, kiểm tra, giám sát, đây là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”; nghiên cứu cơ chế, chính sách bảo vệ cán bộ dámnghĩ dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung, cùng cơ chế đãi ngộ phù hợp cơ chế thị trường và điều kiện, hoàn cảnh đất nước, cân đối hài hòa với đội ngũ cán bộ trong các ngành, lĩnh vực.
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước phát huy cao độ tinh thần chủ động, sáng tạo, kịp thời phát hiện, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là trong tình hình hiện nay.
- Các cấp ủy, tổ chức đảng phối hợp chặt chẽ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Khối để cùng với Chính phủ và các cơ quan nghiên cứu tổ chức, bộ máy trong doanh nghiệp Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; giao nhiệm vụ cụ thể, dự án quan trọngcho các doanh nghiệp Nhà nước gắn với cơ chế, chính sách, nguồn lực phù hợp trong tổng thể nhiệm vụ đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Về các kiến nghị của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương đối với công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước?
Tại Thông báo 224/TB-VPCP năm 2022 thể hiện các kiến nghị của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đối với công tác cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước cụ thể như sau:
- Về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương: Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Đảng ủy Khối báo cáo cấp có thẩm quyền về việc tổ chức sơ kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị quyết theo đúng nhiệm vụ được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2022.
- Về đánh giá, tổng kết thực hiện Kết luận số 40-TB/TW ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Bộ Chính trị: Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hoàn thiện Báo cáo theo đúng chỉ đạo của Thường trực Chính phủ tại Thông báo số 144/TB-VPCP ngày 25 tháng 12 năm 2021, chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại Thông báo số 67/TB-VPCP ngày 06 tháng 7 năm 2022 để kịp thời báo cáo Ban cán sự Đảng Chính phủ, trình Bộ Chính trị theo chương trình công tác của BộChính trị, Ban Bí thư, bảo đảm chất lượng, tiến độ đã đề ra.
- Về sửa đổi, bổ sung các quy định về xếp loại doanh nghiệp và đánh giá, xếp loại người quản lý doanh nghiệp hằng năm: Giao Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền khẩn trương rà soát, để sửa đổi các văn bản liên quan, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Đảng
- Về sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13: Giao Bộ Tài chính nghiên cứu các kiến nghị của Đảng ủy Khối để khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung để trình Quốc hội theo đúng Nghị quyết số 50/NQ-CP của Chính phủ ngày 08 tháng 4 năm 2022.
- Về việc ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2021/NĐ-CP, Nghị định 140/2020/NĐ-CP: giao Bộ Tài chính rà soát các văn bản hướng dẫn hai Nghị định này để tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn nếu có, trường hợp cần thiết thì nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm chặt chẽ, khả thi, đúng quy định trong triển khai thực hiện.
- Về phối hợp với Đảng ủy Khối thực hiện Quy định số 60-QĐ/TW ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng: các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Thông tin và truyền thông, Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phối hợp với Đảng ủy Khối DNTW chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy định này.
- Về việc cho phép lấy ý kiến và mời Đảng ủy Khối tham dự các cuộc họp về cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc phạm vi quản lý: Đồng ý về chủ trương; giao Văn phòng Chính phủ lưu ý thực hiện.
- Về ký quy chế phối hợp công tác giữa Ban cán sự đảng Chính phủ với Đảng ủy Khối: Đồng ý về chủ trương. Đề nghị Đảng ủy Khối chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban cán sự đảng Chính phủ xây dựng quy chế phối hợp giữa Đảng ủy Khối và Ban cán sự đảng Chính phủ để xem xét, ban hành và tổ chức thực hiện.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.