Các bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia?

Các bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia? chị Châu-Đà Nẵng

Mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là gì?

Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục II Điều 1 Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu cụ thể trong việc thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" bao gồm:

Mục tiêu đến 2025:

- Lãnh đạo các cấp, các ngành trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về chuyển đổi số để chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Mọi người dân được cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.

- 100% cán bộ chuyên trách chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá trực tuyến kết quả đào tạo qua Hệ thống đánh giá, sát hạch chuẩn kỹ năng số quốc gia.

- 70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng được mạng lưới chuyển đổi số đến tận cấp cơ sở với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.

- Đào tạo được tối thiểu 1.000 chuyên gia chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực, địa phương để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Hoàn thiện mô hình "Giáo dục đại học số" và thí điểm triển khai mô hình tại một số cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các trường đại học dân lập tham gia thí điểm triển khai mô hình.

- Đào tạo được 5.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

- 50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Mục tiêu đến 2030:

- 90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; thành thạo cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.

- Hoàn thiện và mở rộng triển khai mô hình "Giáo dục đại học số" tới tối thiểu 50% các trường đại học công lập trong toàn quốc.

- Đào tạo được 20.000 kỹ sư, cử nhân, cử nhân thực hành chất lượng cao chuyên ngành công nghệ số tại các trường đại học, cao đẳng có thế mạnh trong đào tạo về chuyển đổi số.

- 80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.

Nhiệm vụ của Bộ Truyền thông và Thông tin trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong năm 2023 là gì?

Ngày 26/06/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Công văn 2405/BTTTT-CĐSQG năm 2023 đề xuất nhu cầu sử dụng nền tảng học trực tuyến mở đại trà để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số.

Để thực hiện nhiệm vụ tại Quyết định 146/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò là cơ quan chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Đề án đã chỉ đạo Cục Chuyển đổi số quốc gia phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai Nền tảng học trực tuyến mở đại trà (Nền tảng OneTouch có địa chỉ https://onetouch.mic.gov.vn).

Kết quả thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trong năm 2022 như sau:

- Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức một số khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong các cơ quan từ trung ương đến cấp xã và phổ biến kỹ năng số cho người dân trên Nền tảng OneTouch.

- Đồng thời, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã hỗ trợ cho 05 địa phương triển khai thử nghiệm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trên Nền tảng OneTouch.

- Việc triển khai đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn qua Nền tảng OneTouch bước đầu đã mang lại những hiệu quả tích cực, không chỉ góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ làm chuyển đổi số, mà còn góp phần tiết kiệm thời gian cũng như nguồn lực triển khai. Đây chính là một cách tiếp cận mới trong đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số, phát triển nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Nhiệm vụ của Bộ Truyền thông và Thông tin trong việc thực hiện Đề án "Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" trong năm 2023:

- Trong năm 2023, tiếp tục phát huy tính hiệu quả và ưu việt của hình thức triển khai trên, Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số (dự kiến 12 khoá) cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và trong các cơ quan báo chí, truyền thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai các khóa học này (Kế hoạch chi tiết Bộ sẽ có Văn bản thông báo tới từng cơ quan, địa phương).

- Bên cạnh các khoá học do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, theo đề nghị hỗ trợ của một số địa phương, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các bộ, ngành, địa phương sử dụng Nền tảng OneTouch trong năm 2023, cụ thể:

+ Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp tài khoản quản trị, tài nguyên và không gian trên Nền tảng OneTouch cho mỗi bộ, ngành, địa phương (từ 20.000 đến 40.000 tài khoản học viên); hướng dẫn để các cơ quan chủ động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trên Nền tảng.

Các bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia? (Hình từ Internet)

Các bộ, ngành, địa phương có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện Đề án nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trước ngày 10/07/2023?

Theo Công văn 2405/BTTTT-CĐSQG năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các bộ, ngành, địa phương thực hiện những nội dung sau:

- Gửi nhu cầu cụ thể (dự kiến số lượng các khóa học và tổng số cán bộ học viên được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trên Nền tảng trong năm 2023) về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 10/7/2023 (thứ Hai).

- Gửi thông tin cán bộ đầu mối phối hợp (họ tên, điện thoại di động, thư điện tử liên hệ) về Bộ Thông tin và Truyền thông trước ngày 10/7/2023 (thứ Hai) để Bộ Truyền thông và Thông tin tổng hợp.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương có những nhiệm vụ sau:

- Các bộ, ngành, địa phương chủ động tạo khóa học, xây dựng nội dung bài giảng và học liệu điện tử, tạo tài khoản học viên và quản lý quá trình học tập của học viên trên Nền tảng.

- Các bộ, ngành, địa phương thực hiện tổng kết, đánh giá kết quả triển khai và gửi báo cáo tổng kết, đánh giá về Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 12/2023.

Trong các năm tiếp theo, các bộ, ngành, địa phương chủ động cân đối nguồn lực, tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn của cơ quan, đơn vị mình trên các Nền tảng học trực tuyến mở đại trà, bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sớm hoàn thành mục tiêu đặt ra tại Đề án.

Xem chi tiết Công văn 2405/BTTTT-CĐSQG tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,172 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào