Các biện pháp phòng chống thiên tai nào được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội?
- Nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như thế nào?
- Có những biện pháp phòng chống thiên tai nào được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội?
- Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như thế nào?
Nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT quy định như sau:
Quan điểm và nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch
1. Quan điểm lồng ghép:
a) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện theo hướng kết hợp đa mục tiêu để tăng tính thích ứng với thiên tai, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và không làm phát sinh nguy cơ, rủi ro mới ở trước mắt cũng như lâu dài.
b) Lồng ghép hài hòa cả hai nhóm biện pháp công trình và phi công trình cho cả ba giai đoạn: Trước, trong và sau thiên tai.
c) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch được thực hiện nhằm tăng hiệu quả của các nguồn lực (tài chính, con người và tự nhiên) và hạn chế sự chồng chéo, lãng phí trong các hoạt động đầu tư, chương trình phát triển.
2. Nguyên tắc lồng ghép:
a) Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
c) Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
d) Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.
Như vậy theo quy định trên nguyên tắc lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như sau:
- Quy hoạch, Kế hoạch có nội dung phòng, chống thiên tai và được lồng ghép, xây dựng phù hợp với đặc thù thiên tai của từng vùng, địa phương để bảo đảm phát triển bền vững; góp phần phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai là một hoạt động của nhiệm vụ xây dựng Quy hoạch, Kế hoạch. Trường hợp, Quy hoạch, Kế hoạch đã được phê duyệt mà chưa có nội dung phòng, chống thiên tai thì thực hiện bổ sung khi điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch đó. Cách thức lồng ghép bổ sung được thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
- Các biện pháp phòng, chống thiên tai khi lồng ghép được tiến hành có trọng tâm, có thứ tự ưu tiên, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương. Các biện pháp phòng, chống thiên tai đưa vào Quy hoạch, Kế hoạch đảm bảo thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
- Quá trình lồng ghép cần xem xét, xác định quy mô của rủi ro thiên tai đối với các lĩnh vực phát triển. Việc đánh giá, xác định nguy cơ và các biện pháp giảm nhẹ rủi ro được đề xuất theo từng lĩnh vực.
Có những biện pháp phòng chống thiên tai nào được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT quy định các biện pháp phòng, chống thiên tai được lựa chọn để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch gồm:
- Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động của thiên tai đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và làm tăng nguy cơ thiên tai.
- Biện pháp xây dựng hệ thống hạ tầng kết hợp mục tiêu phòng, chống thiên tai.
Các biện pháp phòng chống thiên tai nào được sử dụng để lồng ghép vào Quy hoạch, Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội? (Hình từ Internet)
Quy trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT quy định quy trình trình thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch phát triển ngành, kinh tế xã hội như sau:
- Xây dựng quan điểm, định hướng lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
- Lựa chọn các biện pháp phòng, chống thiên tai để lồng ghép vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
- Định hướng lồng ghép các biện pháp phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
- Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào Kế hoạch theo hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 10/2021/TT-BKHĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.