Các bệnh lý hay gặp ở ruột non là gì? Bộ Y tế hướng dẫn điều trị như thế nào về bệnh động mạch mạc treo?

Các bệnh lý hay gặp ở ruột non là gì? Bộ Y tế hướng dẫn điều trị như thế nào về bệnh động mạch mạc treo? - Câu hỏi của Kim Ngân từ Châu Thành

Một số bệnh lý thường gặp ở ruột non?

Đau bụng, nôn và tiêu chảy, táo bón, bụng sưng được xem là những triệu chứng phổ biến của các bệnh ở ruột non. Một số bệnh lý thường gặp ở ruột non như: Viêm ruột non, U ruột non, rối loạn chuyển hóa và hấp thu ở ruột non, tắc ruột non...

Tuy nhiên, triệu chứng đau bụng dữ dội kèm với biểu hiện nôn và tiêu chảy là tình trạng do tắc nghẽn động mạch mạc treo, một trong những bệnh động mạch ngoại biên có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Ngày 09/09/2022 Bộ Y tế ban hành Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị bệnh động mạch ngoại biên trong đó có bệnh động mạch mạc treo.

Các bệnh lý hay gặp ở ruột non là gì? Bộ Y tế hướng dẫn điều trị như thế nào về bệnh động mạch mạc treo? (Hình từ Internet)

Triệu chứng của bệnh động mạch mạc treo là gì?

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 có định nghĩa về bệnh động mạc treo là tổn thương hẹp hoặc tắc động mạch mạc treo tràng trên gây thiếu máu ruột non. Bệnh động mạch mạc treo chia làm 02 loại gồm tắc động mạch mạc treo cấp tính và tắc động mạch mạc treo mạn tính.

Các triệu chứng ở bệnh động mạch mạc treo cấp tính:

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 thì tắc động mạch mạc treo cấp tính do huyết khối phần lớn là tắc động mạch mạc treo tràng trên. Tắc động mạch mạc treo tràng trên thường gây nhồi máu ruột. Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây tắc động mạch mạc treo là do thuyên tắc (một vật chất bất kỳ gây tắc nghẽn mạch máu), do huyết khối (cục máu đông) từ tim hoặc động mạch chủ bắn đến hơn là huyết khối tại chỗ. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh động mạch mạc treo cấp tính là:

- Đau bụng dữ dội với thăm khám lâm sàng hầu như bình thường.

- Thăm trực tràng rỗng (thường biểu hiện cả hai: nôn và tiêu chảy)

Cách điều trị của bệnh động mạch mạc treo cấp tính:

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn cách điều trị của bệnh động mạch mạc treo cấp tính như sau:

Hầu hết bệnh nhân có tắc mạch mạc treo cấp tính cần được chỉ định tái thông mạch ngay lập tức để cứu sống bệnh nhân. Gần 20-30% bệnh nhân có thể hồi phục sau tái thông mạch ruột, đặc biệt là huyết khối đoạn xa. Việc tái thông mạch mạc treo trước hay phẫu thuật cắt ruột hoại tử nên làm đầu tiên vẫn còn là tranh luận. Các dữ liệu cho thấy, tái thông mạch nên được chỉ định đầu tiên trừ khi bệnh nhân bị viêm phúc mạc hoặc sốc nhiễm trùng.
Can thiệp qua đường ống thông (hút huyết khối, nong bóng, đặt stent…) nên được lựa chọn ưu tiên ở bệnh nhân tắc động mạch mạc treo tràng trên cấp. Trong trường hợp huyết khối gây tắc hoàn toàn động mạch, phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch đều có hiệu quả nhưng can thiệp nội mạch có thể tiến hành được nhanh hơn, tỉ lệ tử vong thấp hơn và tỉ lệ phải cắt ruột thấp hơn. Biện pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết tại chỗ qua con đường nội mạch cũng có thể áp dụng với kết quả tốt và tỉ lệ biến chứng chảy máu nặng thấp.

Các triệu chứng ở bệnh động mạch mạc treo mạn tính:

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn về bệnh động mạch mạc treo mạn tính như sau:

Bệnh động mạch mạc treo mạn tính bao gồm hẹp hoặc tắc động mạch thân tạng hoặc động mạch mạc treo tràng trên. Tỉ lệ bệnh tăng theo tuổi, đặc biệt khi có biểu hiện của các bệnh lí do xơ vữa khác hoặc phình động mạch chủ bụng.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh động mạch mạc treo mạn tính là đau bụng sau khi ăn, sụt cân, tiêu chảy hoặc táo bón. Để giảm đau, bệnh nhân thường tránh ăn mặc dù bệnh nhân ăn vẫn ngon miệng, khác với bệnh lí ác tính. Cũng như bệnh động mạch mạc treo cấp tính, triệu chứng lâm sàng là triệu chứng quan trọng để chẩn đoán sớm và có thể cứu sống bệnh nhân. Khám bụng có thể phát hiện tiếng thổi ở bụng. Các xét nghiệm không đặc hiệu bao gồm: thiếu máu, bất thường điện giải, giảm albumin máu thứ phát do suy dinh dưỡng.

Hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế về bệnh động mạch mạc treo?

Theo hướng dẫn tại Hướng dẫn ban hành kèm Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022 hướng dẫn cách điều trị của bệnh động mạch mạc treo mạn tính như sau:

-Bệnh nhân BĐMMT có triệu chứng, không trì hoãn can thiệp tái thông mạch để cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Trì hoãn tái thông mạch có thể làm xấu thêm tình trạng lâm sàng, dẫn đến nhồi máu ruột, sốc nhiễm khuẩn liên quan đến catheter truyền dinh dưỡng.
-Không có chỉ định can thiệp tái thông mạch dự phòng ở bệnh nhân không có triệu chứng.
-Hầu hết các trung tâm lớn, chụp động mạch mạc treo qua da và đặt stent là phương pháp lựa chọn đầu tiên. Phẫu thuật cứu vãn khi can thiệp nội mạch thất bại. Các dữ liệu từ Hoa Kì cho thấy tỉ lệ tử vong sau can thiệp nội mạch thấp hơn [OR 0.20 (95% CI 0.17–0.24)]. Do thiếu các nghiên cứu đa trung tâm nên không thể hướng dẫn phẫu thuật hay can thiệp nội mạch là phương pháp nên được ưu tiên. Cả hai phương pháp nên được thảo luận trong từng trường hợp cụ thể để đưa ra lựa chọn phù hợp.
-Mặc dù can thiệp nội mạch được sử dụng ngày càng tăng, phẫu thuật vẫn còn được chỉ định cho một số trường hợp sau: sau khi thất bại với can thiệp nội mạch mà không có khả năng tái thông mạch nội mạch lại; Tắc trên đoạn dài, mạch vôi hóa hoặc khó khăn về mặt kĩ thuật, hoặc bệnh nhân trẻ có tổn thương không xơ vữa do viêm mạch…

Bệnh động mạch ngoại biên nói chung và bệnh động mạch mạc treo nói riêng là một bệnh rất nguy hiểm nếu không được chuẩn đoán và điều trị kịp thời, vì vậy khi có các triệu chứng trên người bệnh cần đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Xem chi tiết nội dung hướng dẫn tại Quyết định 2475/QĐ-BYT năm 2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,660 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào