Bồi dưỡng 60% giáo viên mầm non vùng khó khăn biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em vào năm 2030?

Nghe nói đến năm 2030 thì Nhà nước sẽ tổ chức bồi dưỡng cho 60% giáo viên mầm non biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ có đúng không? - Thắc mắc của anh Nam (Tuyên Quang)

Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” xác định những mục tiêu gì đối với đội ngũ giáo viên mầm non?

Căn cứ vào nội dung Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 26/12/2022 về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”.

Tại tiểu mục 1 Mục II Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” xác định những mục tiêu chung sau:

- Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn;

- Tăng cơ hội của trẻ em được tiếp cận giáo dục mầm non có chất lượng, trên cơ sở phấn đấu bảo đảm các điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường, lớp học;

- Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng miền; góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn và phát huy bền vững các giá trị văn hóa cho vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đối với giáo viên, tiểu mục 2 Mục II Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 nêu rõ các mục tiêu như sau:

- Đến năm 2025: bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Đến năm 2030: bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định.

Như vậy, theo Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” thì phấn đấu đến năm 2023 sẽ có 60% giáo viên vùng khó khăn biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Bồi dưỡng 60% giáo viên mầm non vùng khó khăn biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em vào năm 2030?

Bồi dưỡng 60% giáo viên mầm non vùng khó khăn biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ em vào năm 2030? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ, cộng tác viên vùng khó khăn được thực hiện ra sao?

Về nhiệm vụ nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ, cộng tác viên vùng khó khăn, tiểu mục 2 Mục III Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022 có quy định:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên về:

+ Công tác quản lý, triển khai chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn;

+ Phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ;

+ Tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em người dân tộc thiểu số, đặc biệt quan tâm đến trẻ em nhà trẻ, trẻ mẫu giáo bé mới ra lớp;

+ Thăm quan chia sẻ học tập mô hình điểm;

- Bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Tổ chức tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ, thực hiện giáo dục song ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ em;

- Bổ sung nội dung giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số trên cơ sở tiếng mẹ đẻ vào chương trình đào tạo giáo viên mầm non, tiểu học trong các trường đại học, cao đẳng sư phạm.

Như vậy, việc nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ, cộng tác viên vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030 được thực hiện theo những giải pháp nêu trên.

Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030”?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Quyết định 1609/QĐ-TTg năm 2022, trách nhiệm tổ chức thực hiện Chương trình “Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030” của Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình;

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Ủy ban Dân tộc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn sử dụng, ưu tiên nguồn vốn thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện Chương trình;

- Tổ chức biên soạn tài liệu nguồn phù hợp, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số về công tác quản lý, phát triển, đổi mới nội dung, phương pháp thực hiện chương trình giáo dục mầm non phù hợp với đặc điểm trẻ em vùng khó khăn;

- Tổ chức biên soạn phương pháp, kỹ năng thực hiện giáo dục song ngữ, tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp với đối tượng trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Xây dựng Kế hoạch, chương trình triển khai bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em người dân tộc thiểu số;

- Hỗ trợ xây dựng và triển khai thực hiện mô hình thí điểm về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ cho trẻ em người dân tộc thiểu số; xây dựng phần mềm tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ;

- Chủ trì kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Chương trình, tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thực hiện công tác tổ thức thực hiện nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
813 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào