Bộ y tế khẳng định không coi đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) là bệnh, không cần và không thể chữa? Danh mục các bệnh tâm thần năm 2022?

"Cho tôi hỏi đồng tính có được coi là một loại bệnh hay không?" - Anh Căn đến từ Cà Mau thắc mắc!

Bộ y tế khẳng định không coi đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) là một bệnh, không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này?

Theo Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 về chấn chỉnh công tác khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới

- Bộ Y tế nhận được thông tin phản ánh về việc hiện nay một số cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và một số bác sĩ tự nhận là chữa khỏi bệnh đồng tính, trong khi Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, vậy nên đồng tính không thể “chữa”, không cần “chữa” và cũng không thể làm cách nào thay đổi được.

Ngày 17/5/1990, Tổ Chức Y tế Thế giới cũng đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh Tâm thần.

- Kể từ năm 1994, đồng tính luyến ái không còn bị coi là bệnh, không có tên trong bảng DSM 5 (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã xác định "đồng tính không phải là bệnh", mà là những người có xu hướng tính dục với người đồng giới. Đồng tính và chuyển giới đã được WHO đưa ra khỏi chương Bệnh rối loạn tâm thần và hành vi, trong Danh mục các bệnh Quốc tế (ICD) lần lượt vào năm 1990 và 2019.

- Do vậy, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc:

+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến để các bác sĩ, nhân viên y tế và người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiểu đúng về người đồng tính, song tính và chuyển giới;

+ Khi tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho người đồng tính, song tính, chuyển giới phải bình đẳng, tôn trọng về giới tính, không phân biệt đối xử, kỳ thị đối với các đối tượng này;

+ Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.

+ Không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này, nếu có chỉ là hỗ trợ về tâm lý và do người có hiểu biết về bản dạng giới thực hiện.

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; người hành nghề trong việc thực hiện, tuân thủ các nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trên đây là ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế nhằm chấn chỉnh thực trạng ép buộc khám bệnh, chữa bệnh đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới, đề nghị các cơ quan, đơn vị quán triệt, nghiêm túc thực hiện.

Bộ y tế khẳng định không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh, không can thiệp, ép buộc điều trị đối với các đối tượng này?

Bộ y tế khẳng định không coi đồng tính, song tính, chuyển giới (LGBT) là bệnh, không cần và không thể chữa? Danh mục các bệnh tâm thần năm 2022? (Hình từ internet)

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng tính?

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

"Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn."

Bênh cạnh đó tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

"1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính."

Quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Danh mục các bệnh tâm thần năm 2022 bao gồm những bệnh nào?

Theo Danh mục ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:

Mất trí trong bệnh Alzheimer

F00

Mất trí tuệ trong các bệnh lý khác được xếp loại ở chỗ khác

F02

Mất trí tuệ không biệt định

F03

Hội chứng quên thực tổn không do rượu và chất tác động tâm thần khác

F04

Rối loạn tâm thần do tổn thương, rối loạn chức năng não và bệnh lý cơ thể

F06

Các rối loạn nhân cách và hành vi do bệnh não, tổn thương và rối loạn chức năng não

F07

Các rối loạn tâm thần và hành vi do rượu

F10

Tâm thần phân liệt

F20

Rối loạn loại phân liệt

F21

Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

F22

Rối loạn phân liệt cảm xúc

F25

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực

F31

Giai đoạn trầm cảm

F32

Rối loạn trầm cảm tái diễn

F33

Các trạng thái rối loạn khí sắc

F34

Các rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi

F40

Các rối loạn lo âu khác

F41

Rối loạn ám ảnh nghi thức

F42

Rối loạn stress sau sang chấn

F43.1

Các rối loạn sự thích ứng

F43.2

Các rối loạn dạng cơ thể

F45

Các rối loạn nhân cách đặc hiệu

F60

Các rối loạn nhân cách hỗn hợp và các rối loạn nhân cách khác

F61

Các biến đổi nhân cách lâu dài không thể gán cho một tổn thương não hoặc một bệnh não

F62

Các rối loạn khác về hành vi và nhân cách ở người thành niên

F68

Chậm phát triển tâm thần

F70 đến F79

Các rối loạn về phát triển tâm lý

F80 đến F89

Các rối loạn hành vi và cảm xúc thường khởi phát ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên

F90 đến F98

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

37,044 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào