Bộ Y tế công bố Danh mục các chương trình, đề án, dự án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025?
Các chương trình, đề án liên quan đến công tác dinh dưỡng nào đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để được tiếp tục thực hiện?
Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 quy định tiếp tục thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến công tác dinh dưỡng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt như sau:
Bộ Y tế công bố Danh mục các chương trình, đề án, dự án can thiệp về dinh dưỡng đến năm 2025?
Bảng các chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch hành động được quy định như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 2 ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 quy định bảng các chỉ số theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch hành động như sau:
Tổ chức triển khai các can thiệp dinh dưỡng một cách hiệu quả?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch hành động ban hành kèm Quyết định 1294/QĐ-BYT năm 2022 quy định như sau:
- Xây dựng, chuẩn hóa, phổ biến quy trình, hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu.
- Đưa quy định và thực hiện việc đánh giá chất lượng can thiệp vào tiêu chí đánh giá hằng năm của các cơ sở y tế.
- Thực hiện các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu tại cộng đồng:
+ Sàng lọc và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em 0-18 tuổi.
+ Tư vấn dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng: dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và nuôi con nhỏ, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung hợp lý, dinh dưỡng dự phòng thừa cân béo phì, dinh dưỡng phòng bệnh không lây nhiễm.
+ Quản lý và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính nặng ở trẻ em dưới 6 tuổi.
+ Phòng chống thiếu vi chất cho trẻ em và phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ theo các phác đồ của Bộ Y tế (vitamin A, sắt, kẽm, đa vi chất).
+ Quản lý các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng và dinh dưỡng cho người cao tuổi tại cộng đồng và bệnh viện.
- Tổ chức các can thiệp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và các cơ sở y tế: hướng dẫn thực hành dinh dưỡng, truyền thông nhóm nhỏ, câu lạc bộ dinh dưỡng và các loại hình khác.
- Triển khai và chuyển giao mô hình khoa dinh dưỡng điểm cho các bệnh viện và các cơ sở y tế tuyến dưới.
- Triển khai chương trình bữa ăn học đường và giáo dục dinh dưỡng tại trường học, kết hợp gia đình và nhà trường trong bảo đảm dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý.
- Xây dựng và triển khai các quy định về môi trường dinh dưỡng lành mạnh tại trường học bao gồm cả hạn chế tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và nước uống không có lợi cho sức khỏe tại trường học.
- Phối hợp điều chỉnh, bổ sung các nội dung liên quan đến dinh dưỡng trong sách giáo khoa các cấp học cho phù hợp với khuyến cáo mới.
- Xây dựng và triển khai các mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng, bữa ăn tập thể của người lao động, thực hành phòng vắt sữa tại nơi làm việc.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch sẵn sàng ứng phó khẩn cấp hằng năm, chuẩn bị về nhân lực và vật tư thiết yếu.
- Tổ chức các hoạt động can thiệp dinh dưỡng ứng phó khẩn cấp trong thiên tai và dịch bệnh bao gồm: Nuôi dưỡng trẻ nhỏ, chăm sóc trẻ bệnh, điều trị suy dinh dưỡng cấp, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường, truyền thông nguy cơ, hỗ trợ thực phẩm.
- Hướng dẫn người dân phát triển mô hình VAC, phát triển nguồn đạm thực vật có giá trị dinh dưỡng cao (vừng lạc, đậu đỗ...) phù hợp với hộ gia đình.
- Hướng dẫn chế biến để tạo ra các món ăn bảo đảm dinh dưỡng, phù hợp với các nhóm đối tượng.
- Xây dựng mô hình điểm triển khai tăng cường vi chất dinh dưỡng vào gạo.
- Duy trì, nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật mới cho hệ thống phòng xét nghiệm i-ốt của các đơn vị đầu mối tuyến tỉnh.
Theo đó, căn cứ vào Kế hoạch hành động của Bộ Y tế, các đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể của đơn vị mình theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổ chức triển khai thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.