Bộ tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Chỉ số cải cách hành chính là gì?
Hiện nay pháp luật không có quy định chỉ số cải cách hành chính là gì.
Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa thông thường thì chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX - Public Administration Reform Index) là công cụ để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hàng chính được Bộ nội vụ ban hành theo từng giai đoạn với mục tiêu đánh giá một cách thực chất, khách quan và công bằng kết quả thực hiện cải cách hành chính hàng năm của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
Bộ tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và cấp tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Bộ tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 đã quy định về tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ theo quy định như sau:
- Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ được cấu trúc thành 7 lĩnh vực đánh giá, 38 tiêu chí và 97 tiêu chí thành phần, cụ thể là:
+ Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 7 tiêu chí và 6 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thể chế: 9 tiêu chí và 15 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thủ tục hành chính: 6 tiêu chí và 19 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 4 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách chế độ công vụ: 6 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 13 tiêu chí thành phần;
+ Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
- Thang điểm đánh giá:
+ Thang điểm đánh giá của Chỉ số cải cách hành chính là 100.
+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 31,50/100.
Bộ tiêu chí xác định và thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Bảng 1 an hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 (sau đây gọi tắt là Bảng 1).
- Phương pháp đánh giá:
+ Tự đánh giá của các bộ:
++ Các bộ tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điểm các bộ tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” của Bảng 1;
++ Điểm tự đánh giá của các bộ được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Bộ Nội vụ quyết định được thể hiện tại cột “BNV đánh giá” của Bảng 1.
+ Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:
++ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Ghi chú” của Bảng 1. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định;
++ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ;
++ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH” của Bảng 1.
Bộ tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022 đã quy định về tiêu chí và phương pháp xác định chỉ số cải cách hành chính cấp bộ theo quy định như sau:
- Bộ tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh được cấu trúc thành 8 lĩnh vực đánh giá, 37 tiêu chí, 88 tiêu chí thành phần, cụ thể là:
+ Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính: 7 tiêu chí và 2 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thể chế: 4 tiêu chí và 8 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách thủ tục hành chính: 5 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tổ chức bộ máy hành chính: 3 tiêu chí và 12 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách chế độ công vụ: 7 tiêu chí và 16 tiêu chí thành phần;
+ Cải cách tài chính công: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
+ Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số: 3 tiêu chí và 14 tiêu chí thành phần;
+ Tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội: 5 tiêu chí, 8 tiêu chí thành phần;
- Thang điểm đánh giá:
+ Thang điểm đánh giá là 100.
+ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học là 30,50/100.
Bộ tiêu chí và thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí, tiêu chí thành phần tại Bảng 2 ban hành kèm theo Quyết định 876/QĐ-BNV năm 2022.
- Phương pháp đánh giá:
+ Tự đánh giá của các tỉnh:
++ Các tỉnh tự theo dõi, đánh giá và cho điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Điểm các tỉnh tự đánh giá được thể hiện tại cột “Tự đánh giá” của Bảng 2;
++ Điểm tự đánh giá của các tỉnh được Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định để xem xét, công nhận hoặc điều chỉnh nếu cần thiết. Kết quả điểm do Bộ Nội vụ quyết định được thể hiện tại cột “BNV đánh giá” của Bảng 2.
+ Đánh giá thông qua điều tra xã hội học:
++ Các tiêu chí, tiêu chí thành phần đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Ghi chú” của Bảng 2. Việc điều tra xã hội học được tiến hành để lấy ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau, do Bộ Nội vụ quy định.
++ Bộ câu hỏi điều tra xã hội học được xây dựng với số lượng, nội dung câu hỏi tương ứng với các tiêu chí của Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh;
++ Điểm đánh giá qua điều tra xã hội học được thể hiện tại cột “Điều tra XHH” của Bảng 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.