Bổ sung thu thập mống mắt trong thông tin căn cước công dân từ 01/7/2024? Khi nào được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu CCCD?
Bổ sung thu thập mống mắt trong thông tin căn cước công dân từ 01/7/2024?
Sáng 27/11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, tham khảo nội dung tại Điều 15 Dự thảo Luật Căn cước (Dự thảo báo cáo Hội nghị ĐBQH chuyên trách) nếu như không có gì thay đổi cho đến khi thi hành Dự thảo Luật căn cước thì nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm có như sau:
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 và khoản 24 Điều 9 của Luật này.
2. Thông tin nhân dạng.
3. Thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói.
4. Nghề nghiệp, trừ lực lượng quân đội, công an, cơ yếu.
5. Trạng thái của căn cước điện tử.
Theo đó, từ 01/7/2024 sẽ bổ sung thu thập mống mắt vào cơ sở dữ liệu.
Bổ sung thu thập mống mắt trong thông tin căn cước công dân từ 01/7/2024? Khi nào được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu CCCD? (Hình từ internet)
Trường hợp nào được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu CCCD?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định có 05 trường hợp được cung cấp thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân như sau:
- Công an các đơn vị, địa phương để phục vụ yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hoạt động nghiệp vụ khác của lực lượng Công an nhân dân.
- Cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử.
- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để phục vụ công tác quản lý theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Công dân được cung cấp thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Cơ quan, tổ chức và công dân không thuộc quy định trên có nhu cầu cung cấp thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu căn cước công dân phải được công dân đó đồng ý bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Bỏ các thông tin về quê quán, vân tay trên thẻ căn cước theo Luật Căn cước mới?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014, nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân gồm thông tin sau đây:
- Mặt trước thẻ có hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; dòng chữ “Căn cước công dân”; ảnh, số thẻ Căn cước công dân, họ, chữ đệm và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn;
- Mặt sau thẻ có bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ, chữ đệm và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ.
Đồng thời, sáng 27/11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo đó, Luật Căn cước vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước. Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được lược bỏ, không cần thể hiện trên thẻ căn cước. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân hiện nay thế nào?
Căn cứ vào Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 quy định như sau:
Giá trị sử dụng của thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 của Luật này; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
4. Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, giá trị sử dụng của thẻ căn cước công dân được xác định theo nội dung nêu trên.
Theo đó, Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.