Bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp không? Học sinh chuyển cấp thì mã định danh học sinh có thay đổi không?

Tôi muốn hỏi bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới không? - câu hỏi của chị Hương (Đơn Dương)

Bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới hay không?

Chiều 23-2, tại buổi học báo định kỳ của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch và phục hồi kinh tế TP HCM

Ông Hồ Tấn Minh, Chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đã giải đáp thắc mắc của phụ huynh về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới hay không.

Theo ông Minh, một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục thành phố đang thực hiện là công tác tuyển sinh đầu cấp toàn thành phố.

Liên quan đến thắc mắc liệu việc bỏ sổ hộ khẩu sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển sinh, ông Minh khẳng định việc tổ chức tuyển sinh sẽ được chuyển sang hình thức mới dựa trên nguồn dữ liệu của thành phố, sẽ không ảnh hưởng công tác tuyển sinh.

Đồng thời, ông Minh cũng khẳng định "Hiện chúng tôi đang rất nỗ lực để xác thực mã định danh cho các em, tạo sự an tâm cho phụ huynh trong công tác tuyển sinh" nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến việc tuyển sinh đầu cấp đối với các học sinh chưa có mã định danh học sinh.

Bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp sắp tới như thế nào? Học sinh chuyển cấp thì mã định danh học sinh có thay đổi không?

Bỏ sổ hộ khẩu giấy có ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh đầu cấp không? Học sinh chuyển cấp thì mã định danh học sinh có thay đổi không? (Hình từ Internet)

Học sinh chuyển cấp thì mã định danh học sinh có thay đổi không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Mã định danh trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo
....
2. Mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến (không bị thay đổi hoặc xóa bỏ từ khi mã được sinh ra), được dùng thống nhất, xuyên suốt ở tất cả các cấp học. Mã định danh phục vụ công tác quản lý, báo cáo, kết nối dữ liệu trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo và các mục đích khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Theo đó, mã định danh của mỗi đối tượng được quản lý trên cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là duy nhất, được hình thành từ lần nhập dữ liệu đầu tiên và bất biến

Vậy nên học sinh chuyển cấp thì mã định danh học sinh vẫn không thay đổi.

Mục đích của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định mục đích của cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo như sau:

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý giáo dục và đào tạo như: Công tác báo cáo, thống kê, theo dõi, giám sát, cảnh báo, dự báo và thanh tra, kiểm tra trong ngành giáo dục dựa trên nền tảng dữ liệu lớn và công nghệ số.

- Thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý giáo dục và đào tạo, góp phần phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo về việc thực hiện cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 42/2021/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trong cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo như sau:

- Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các đơn vị thuộc và trực thuộc triển khai công tác quản lý, báo cáo và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo tại địa phương theo quy định tại Thông tư này.

- Chỉ đạo, phân công bộ phận phụ trách công nghệ thông tin làm đầu mối kỹ thuật phụ trách quản trị phần mềm cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo ở địa phương; tổ chức hướng dẫn sử dụng, hỗ trợ sử dụng, quản lý và cấp tài khoản sử dụng cho các đơn vị và cá nhân trong phạm vi quản lý.

- Chỉ đạo, phân công các phòng/bộ phận chuyên môn phụ trách quản lý, kiểm duyệt, thực hiện báo cáo và khai thác sử dụng dữ liệu theo quy định.

- Báo cáo tình hình quản lý và khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.

- Trong trường hợp địa phương xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục phục vụ nhu cầu quản lý riêng, phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:

+ Căn cứ vào nhu cầu đặc thù và điều kiện thực tế để xác định sự cần thiết đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục ở địa phương.

+ Cơ sở dữ liệu giáo dục ở địa phương phải tuân thủ quy định kỹ thuật về dữ liệu và kết nối được với cơ sở dữ liệu giáo dục và đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.

+ Ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu theo các quy định hiện hành, trong đó có tối thiểu các nội dung sau: Quy định đối tượng, hình thức, quyền hạn (phạm vi) sử dụng cơ sở dữ liệu của từng đối tượng tham gia sử dụng bảo đảm đúng mục đích, bảo đảm an toàn hệ thống thông tin và thực hiện đúng trách nhiệm quản lý, sở hữu dữ liệu và bảo mật thông tin cá nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,015 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào