Bộ Ngoại giao khi cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế sẽ bao gồm nội dung những gì?
Nội dung Bộ Ngoại giao cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 29 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định nội dung Bộ Ngoại giao cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
- Sự cần thiết, mục đích ký kết thỏa thuận quốc tế trên cơ sở đánh giá quan hệ giữa Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
- Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với lợi ích quốc gia, dân tộc, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Đánh giá nội dung của thỏa thuận quốc tế đối với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế.
- Tên gọi, hình thức, danh nghĩa ký kết, cấp ký kết, ngôn ngữ, hiệu lực, kỹ thuật văn bản thỏa thuận quốc tế.
- Việc tuân thủ trình tự, thủ tục đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế.
- Tính thống nhất của văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt với văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng nước ngoài.
Bộ Ngoại giao khi cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế sẽ bao gồm nội dung những gì? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 27 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế
Hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại khoản 1 Điều 9, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 17, khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 22 của Luật này bao gồm:
1. Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế;
b) Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế;
c) Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
d) Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác;
đ) Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Tính khả thi, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế;
2. Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ lấy ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
- Văn bản đề xuất về việc ký kết thỏa thuận quốc tế:
+ Yêu cầu, mục đích của việc ký kết thỏa thuận quốc tế.
+ Nội dung chính của thỏa thuận quốc tế.
+ Đánh giá sự phù hợp của thỏa thuận quốc tế với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
+ Đánh giá tác động của thỏa thuận quốc tế về chính trị, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác.
+ Việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020.
+ Tính khả thi, hiệu quả của thỏa thuận quốc tế.
- Dự thảo văn bản thỏa thuận quốc tế bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Trường hợp thỏa thuận quốc tế chỉ có văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải có bản dịch tiếng Việt kèm theo.
Nội dung các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 30 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định nội dung các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế bao gồm:
- Đánh giá sự phù hợp giữa nội dung hợp tác quốc tế của thỏa thuận quốc tế và chủ trương hợp tác quốc tế của ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh (nếu có).
- Đánh giá sự phù hợp giữa nội dung của thỏa thuận quốc tế và quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của thỏa thuận quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.