Bộ Giao thông vận tải được ban hành và soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật nào trong hệ thống văn bản hiện nay?
Bộ Giao thông vận tải được ban hành và soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật quy định tại Thông tư này bao gồm:
a) Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), pháp lệnh, nghị quyết do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
b) Nghị định, quyết định, nghị quyết liên tịch do Bộ Giao thông vận tải chủ trì soạn thảo để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành được quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi chung là Luật Ban hành văn bản);
c) Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
d) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Thông tư của Bộ trưởng được ban hành để quy định:
a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
b) Quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành Giao thông vận tải;
c) Biện pháp để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải.
3. Việc xây dựng và ban hành Thông tư về quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và quy định tại Thông tư này.
Theo như quy định trên thì Bộ Giao thông vận tải sẽ được ban hành và soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật như sau để điều chỉnh những vấn đề phát sinh trong hoạt động giao thông vận tải:
- Chủ trì soạn thảo Bộ luật, luật, pháp lệnh, nghị quyết để trình Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Chỉ trì soạn thảo Nghị định, quyết định, nghị quyết liên tịch để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tại được ban hành thông tư, thông tư liên tịch.
Bộ Giao thông vận tải được ban hành và soạn thảo những văn bản quy phạm pháp luật nào trong hệ thống văn bản hiện nay? (Hình từ Internet)
Sử dụng và bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải như thế nào?
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật
1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật được bảo đảm từ ngân sách nhà nước, phù hợp với quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
2. Việc bố trí kinh phí cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật tại các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với tiến độ triển khai nhiệm vụ.
3. Việc sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đúng mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định của pháp luật về các chế độ chi tiêu tài chính.
4. Cơ quan, đơn vị chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (bao gồm cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình) được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào nguồn kinh phí thực hiện.
5. Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan liên quan tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác lập, phân bổ dự toán đối với kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo quy định.
6. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và các nhiệm vụ khác có liên quan.
Theo đó, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị được giao, chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đơn vị được bố trí kinh phí phải sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đúng với mục đích, nội dung, chế độ và định mức chi theo quy định.
Những trường hợp nào Bộ Giao thông vận tải được lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ vào Điều 5 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về những trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Luật, pháp lệnh.
- Nghị quyết của Quốc hội quy định:
+ Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành;
+ Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghị định của Chính phủ quy định các vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Thông tư 26/2022/TT-BGTVT sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.