Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào?

Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào? anh Phúc Hưng - Kiên Giang

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn 3097/BGDĐT-KHTC năm 2023 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 (lĩnh vực giáo dục đào tạo).

Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023, kế hoạch tài chính - ngân sách Nhà nước 03 năm 2021-2023 lĩnh vực giáo dục đào tạo ra sao?

Tại Phần A Đề cương báo cáo ban hành kèm Công văn 3097/BGDĐT-KHTC năm 2023 nêu tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội và thực hiện dự toán NSNN năm 2023, kế hoạch tài chính - NSNN 03 năm 2021-2023 lĩnh vực giáo dục đào tạo gồm:

*Đánh giá tình hình thực hiện phát triển ktxh thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo

- Rà soát mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo thuộc bộ, ngành quản lý: Kết quả, thuận lợi, khó khăn trong việc xây dựng, rà soát, điều chỉnh, triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo.

- Quy mô và kết quả tuyển sinh đại học năm 2022, ước thực hiện năm 2023 của các trường thuộc Bộ, ngành quản lý.

- Phát triển nguồn nhân lực của bộ, ngành; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đào tạo; chất lượng giáo dục đào tạo và việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội (KTXH) đặc biệt khó khăn; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu; hợp tác quốc tế và đào tạo với nước ngoài; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tình hình phát triển đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục (thuận lợi, khó khăn; thừa, thiếu, cơ cấu, số lượng người làm việc, vị trí việc làm giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục theo khối/ngành và giải pháp khắc phục,..).

*Đánh giá tình hình thực hiện dự toán nsnn năm 2023 và kế hoạch 03 năm 2021-2023 lĩnh vực giáo dục đào tạo

- Đánh giá tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước 2023 và Kế hoạch 03 năm 2021-2023 lĩnh vực giáo dục đào tạo

+ Đánh giá kết quả thực hiện các chính sách của Nhà nước và các chính sách đặc thù của bộ, ngành đối với học sinh, sinh viên; chính sách đối với giảng viên; chính sách đối với cơ sở giáo dục đào tạo

+ Đánh giá thực hiện thu (học phí, lệ phí, hoạt động tài chính, thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ, liên doanh liên kết và thu sự nghiệp khác), ngân sách chi thường xuyên; định mức phân bổ ngân sách chi thường xuyên/sinh viên công lập; tỷ lệ chi hoạt động giáo dục đào tạo so với tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo.

+ Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học do bộ ngành quản lý; khó khăn, thuận lợi

+ Tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA do ngân sách Trung ương hỗ trợ các cơ sở giáo dục đào tạo thuộc bộ, ngành quản lý

+ Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục (đánh giá thuận lợi, khó khăn, kết quả đạt được và đề xuất sửa đổi hoặc bổ sung chính sách hiện hành).

- Đánh giá chung: Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá chung về những kết quả đạt được năm 2021, 2022 ước thực hiện năm 2023 (so sánh với mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch/dự toán thực hiện của năm học trước và năm kế hoạch), những khó khăn, vướng mắc; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

lĩnh vực giáo dục

Bộ Giáo dục xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024 lĩnh vực giáo dục đào tạo như thế nào? (Hình internet)

Yêu cầu đối với Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2024, Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026 cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là gì?

Tại mục 2 Phần B Đề cương báo cáo ban hành kèm Công văn 3097/BGDĐT-KHTC năm 2023 về yêu cầu đối với Kế hoạch phát triển KTXH và Dự toán NSNN năm 2024, Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026 cho lĩnh vực GD&ĐT gồm:

- Kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo và dự toán ngân sách giáo dục đào tạo năm 2024 và kế hoạch tài chính 3 năm 2024-2026 phải kết hợp chặt chẽ, phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của bộ, ngành; kế hoạch phải dựa trên quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo và quy hoạch nguồn nhân lực của ngành; kế hoạch bao quát, khả thi, gắn với nguồn lực để thực hiện, là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo.

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở dữ liệu của bộ, ngành; nâng cao tính dự báo, những cơ hội, thách thức đối với sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực; kế hoạch phải được triển khai xây dựng đồng bộ, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả và tăng cường trách nhiệm giải trình trong phân bổ các nguồn lực.

- Thực hiện đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực; tiếp tục tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các đơn vị sự nghiệp công lập; nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo, dạy nghề gắn với giải quyết việc làm; ưu tiên đầu tư cho công tác giáo dục đào tạo vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn và những ngành, nghề cần thu hút người học; tăng cường xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Nội dung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo gồm những gì?

Tại mục 3 Phần B Đề cương báo cáo ban hành kèm Công văn 3097/BGDĐT-KHTC năm 2023 về nội dung xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN năm 2024 và kế hoạch tài chính 3 năm 2024-2026 lĩnh vực giáo dục đào tạo nhứ sau:

- Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo năm 2024

+ Trên cơ sở mục tiêu, chỉ tiêu của bộ, ngành đặt ra trong kế hoạch năm 2024

+ Xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024

- Xây dựng dự toán NSNN năm 2024 và Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026

+ Dự toán NSNN năm 2024

+ Kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2024-2026

- Kiến nghị và đề xuất

Đề xuất các kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,551 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào