Bộ Giáo dục nói gì về đề xuất bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ tránh tình trạng chạy điểm, làm đẹp học bạ?
Đề xuất bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ tránh tình trạng chạy điểm, làm đẹp học bạ, Bộ Giáo dục nói gì?
Hiện nay, có các hình thức tuyển sinh đại học như sau: thi tuyển, xét tuyển đại học hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.
Để thực hiện công tác tuyển sinh Đại học, đã có những đề xuất, kiến nghị với Bộ Giáo dục góp phần xây dựng công tác tuyển sinh trường Đại học được cải thiện tốt nhất có thể.
Trong đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thay mặt cử tri tỉnh này kiến nghị Bộ GD-ĐT, đó là cần: "Nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học (ĐH) bằng học bạ, bởi hiện nay đang nảy sinh nhiều tiêu cực trong việc "làm đẹp" học bạ và "chạy điểm" ở các nhà trường".
Trước kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ngày 7/2 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng nội dung trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Thanh Hóa về việc nghiên cứu bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ.
Cụ thể: "Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Cơ sở giáo dục ĐH tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh".
Văn bản trả lời của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: "Dù điểm học bạ có được sử dụng cho việc xét tuyển ĐH hay không, trách nhiệm của các nhà trường là phải có biện pháp bảo đảm tin cậy, công bằng, đánh giá đúng kết quả học tập của người học".
Đề xuất bỏ xét tuyển đại học bằng học bạ tránh tình trạng chạy điểm, làm đẹp học bạ, Bộ Giáo dục nói gì? (Hình từ Internet)
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh của trường đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 34 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 19 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh của trường đại học như sau:
Chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh
1 Chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
a) Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công bố;
c) Cơ sở giáo dục đại học vi phạm quy định về đối tượng, điều kiện, chỉ tiêu tuyển sinh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật và không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh trong thời hạn 05 năm, kể từ khi có kết luận về việc vi phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Tổ chức tuyển sinh:
a) Phương thức tuyển sinh gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển;
b) Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế tuyển sinh, quy định nguồn tuyển sinh trình độ đại học từ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, người tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp; quy định tiêu chí, nguyên tắc, quy trình xác định chỉ tiêu tuyển sinh; quy định chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo giáo viên và chỉ tiêu tuyển sinh của cơ sở giáo dục đại học quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề.
Theo đó, Chỉ tiêu tuyển sinh được quy định như sau:
- Chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo ngành, nhóm ngành đào tạo trên cơ sở nhu cầu lao động của thị trường, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phù hợp với các điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp của cơ sở giáo dục đại học và các điều kiện bảo đảm chất lượng khác;
- Cơ sở giáo dục đại học tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh; công bố công khai chỉ tiêu tuyển sinh, chất lượng đào tạo và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp; bảo đảm chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đã công bố;
Đối với phương thức tuyển sinh: Trường đại học được tuyển sinh theo các phương thức: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển
Chương trình đào tạo của trường đại học bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Giáo dục đại học 2012 (được sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 và khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018) quy định chương trình đào tạo của trường đại học bao gồm các nội dung sau:
- Chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, khối lượng kiến thức, cấu trúc, nội dung, phương pháp và hình thức đánh giá đối với môn học, ngành học, trình độ đào tạo, chuẩn đầu ra phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam;
- Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ, bao gồm các loại chương trình định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, định hướng nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ, ngành đào tạo; bảo đảm quy định về chuẩn chương trình đào tạo;
- Cơ sở giáo dục đại học được sử dụng chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép đào tạo và cấp bằng hoặc có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng còn hiệu lực do tổ chức kiểm định chất lượng hợp pháp cấp; bảo đảm quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Cơ sở giáo dục đại học tự chủ, có trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ;
- Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tự chủ, có trách nhiệm giải trình trong việc xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam, bảo đảm không gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng, không có nội dung xuyên tạc lịch sử, ảnh hưởng xấu đến văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục và đoàn kết các dân tộc Việt Nam, hòa bình, an ninh thế giới; không có nội dung truyền bá tôn giáo;
- Chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục thường xuyên có nội dung như chương trình đào tạo theo hình thức giáo dục chính quy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.