Bộ Công thương đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước?

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có đúng không? - Câu hỏi của anh Giang (Hà Tĩnh)

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô?

Vừa qua, Bộ Công thương ban hành Công văn 2464/BCT-CN năm 2023 thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2023.

Theo đó, Công văn có nêu trong các năm 2020 và 2022, trước sự sụt giảm của thị trường ô tô do tác động của đại dịch COVID-19, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thông qua việc ban hành Nghị định 70/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020) và Nghị định 103/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022).

Các chính sách trên được ban hành kịp thời đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch gây nên.

Tuy nhiên, bước vào đầu năm 2023, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch thì nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện hữu đang gây nhiều tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả yếu tố trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng...làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.

Đồng thời, căn cứ thực tế thị trường ô tô các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, doanh số toàn thị trường ô tô 03 tháng đầu năm 2023 (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại) sụt giảm đáng kể.

Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hyundai Thành Công và Vinfast, doanh số bán hàng tháng 01/2023 của toàn thị trường đạt 17.852 xe, giảm 60% so với tháng 12/2022 và giảm 54% so với cùng kỳ năm 2022; doanh số bán hàng tháng 02/2023 của toàn thị trường đạt 26.419 xe, tăng 48% so với tháng 01/2023 và ngang với cùng kỳ năm 2022.

Mặc dù doanh số bán hàng tháng 3/2023 của toàn thị trường đạt 32.819 xe, tăng 24% so với tháng 02/2023 nhưng giảm tới 28% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 03 tháng đầu năm 2023, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 77.090 xe, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022.

Do đó, nhằm tiếp tục triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (thời gian thực hiện đến hết năm 2023 theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ), việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp với tinh thần chung, góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho do tình hình kinh tế khó khăn, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển.

Có thể cân nhắc thời gian áp dụng chính sách này đến hết năm 2023 (thời điểm kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ có những tín hiệu khởi sắc).

Bên cạnh đó, trong thời gian áp dụng chính sách giảm mức thu LPTB theo Nghị định 70/2020/NĐ-CPNghị định 103/2021/NĐ-CP, hiệnchưa nhận được bất kỳ ý kiến hay phản đối của các thành viên WTO cũng như các đối tác thương mại trong các khuôn khổ mà nước ta tham gia.

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước?

Bộ Công thương đề xuất tiếp tục giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô và gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước? (Hình từ internet)

Cần nghiên cứu chính sách gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước?

Đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng được ghi nhận tại Công văn 2464/BCT-CN năm 2023. Theo đó, Bộ Công thương có ý kiến rằng theo quy định tại Điều 63 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

Chính phủ quyết định việc gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định

Theo đó, Bộ Công Thương ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính về phương án gia hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Điều 63 Luật Quản lý thuế 2019.

Tuy nhiên, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung phương án gia hạn thuế TTĐB cho tháng 10 của năm 2023 (thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2023 chậm nhất là ngày 20/12/2023) để hỗ trợ doanh nghiệp (tại Công văn 2914/BTC-CST ngày 30/3/2023, Bộ Tài chính mới chỉ đề xuất gia hạn cho các tháng 6, 7, 8, 9 của năm 2023).

Mức giá xe ô tô tại Việt Nam đang quá cao?

Trước đó, ngày 06/03/2023, Bộ Công thương có Công văn 1154/BCT-CN năm 2023 đánh giá tác động của việc không áp dụng quy định về mức độ rời rạc đối với linh kiện ô tô nhập khẩu.

Theo đó, Bộ Công thương cho rằng mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất ô tô thực sự (phần lớn mới ở mức độ lắp ráp đơn giản), dây chuyền sản xuất chủ yếu chỉ gồm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp, kiểm tra.

Tuy nhiên, giá bán xe ô tô tại Việt Nam vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Đặc biệt, mức giá xe tại Việt Nam cao hơn gần 2 lần so với các nước trong khu vực (Thái Lan và Indonesia), và con số này còn lớn hơn nếu so với các nước có ngành công nghiệp ô tô đã phát triển ổn định như Hoa Kỳ và Nhật Bản.

- Bộ Công thương cũng đưa ra nguyên nhân lớn nhất khiến giá xe tại Việt Nam ở mức cao là do thuế và phí cao, đồng thời sản lượng tích lũy trong nước thấp (các doanh nghiệp đang sản xuất dưới rất xa so với công suất thiết kế).

- Chất lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa thực sự bằng xe nhập khẩu; chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Ngoài ra, Bộ Công thương có ý kiến cho rằng một hạn chế khác trong ngành ô tô Việt Nam đó là tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất linh kiện ô tô.

Đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi: kết quả đạt được vẫn còn thấp so với mục tiêu đề ra.

Các sản phẩm đã được nội địa hóa như: săm, lốp, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa... Có tới 80 - 90% nguyên liệu chính cho sản xuất linh kiện như thép hợp kim, hợp kim nhôm, hạt nhựa, cao su kỹ thuật hiện phải nhập khẩu. Vật liệu làm khuôn mẫu chủ yếu cũng phải nhập khẩu. Hàng năm, các doanh nghiệp phải nhập khẩu khoảng trên 5 tỷ USD các linh kiện, phụ tùng phục vụ cho sản xuất, lắp ráp và sửa chữa xe.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
1,268 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào