Biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế, phân chia đất có giá trị pháp lý không? Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận vấn đề gì?

Biên bản họp gia đình là gì? Cần phải làm gì để đảm bảo hiệu lực pháp lý của một biên bản họp gia đình? - Đây là câu hỏi của bạn Nhựt Hùng.

Biên bản họp gia đình là gì?

Biên bản họp gia đình là một dạng văn bản được lập ra để ghi nhận những nội dung thỏa thuận trong nội bộ các thành viên trong gia đình.

Thỏa thuận nội bộ giữa các thành viên thường là thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, phần chia quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ các các thành viên.

Ví dụ: Biên bản họp phân chia di sản thừa kế về đất đai, nhà ở. Các thành viên thừa kế sẽ cùng nhau họp lại để thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế, phần, quyền, nghĩa vụ của mọi người.

Biên bản họp gia đình phân chia đất có giá trị pháp lý không?

Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về hiệu lực pháp lý của biên bản họp gia đình, tuy nhiên dựa theo cách hiểu thông dụng nhất thì biên bản họp gia đình được xem là một thỏa thuận của các thành viên trong gia đình và có giá trị pháp lý đầy đủ như một dạng của hợp đồng dân sự.

Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:

Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức của giao dịch dân sự như sau:

Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo đó, trong trường hợp biên bản họp gia đình được lập thành biên bản và ghi nhận các nội dung như thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, quyền sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình thì đây là một giao dịch dân sự được thể hiện dưới dạng văn bản.

Trong trường hợp biên bản họp gia đình có thỏa thuận về phân chia di sản thừa kế thì đây có thể được xem là một dạng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo quy định tại Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, trong trường hợp biên bản họp gia đình phân chia đất là hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất thì cần phải đáp ứng điều kiện về hình thức là lập hợp đồng tặng cho tài sản phải có công chứng và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp biên bản họp phân chia đất đai thì phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực thì biên bản họp đó mới có hiệu lực pháp luật.

Do vậy, nếu nội dung cuộc họp là phân chia đất đai (không phải là phân chia di sản thừa kế), thì phải thực hiện thông qua xác lập các hợp đồng chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất tại văn phòng công chứng công hoặc tư tại quận/huyện nơi có mảnh đất đó.

Còn nếu văn bản đó phân chia hoa lợi, lợi tức, các quyền tài sản chung khác thì chỉ cần xác lập với nội dung rõ ràng các thỏa thận và được lập thành văn bản có chữ ký của các thành viên thì văn bản đó có giá trị pháp lý.

Biên bản họp gia đình là gì? Biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế, phân chia đất có giá trị pháp lý như thế nào?

Biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế, phân chia đất có giá trị pháp lý không? Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận vấn đề gì? (Hình từ internet)

Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận vấn đề gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:

Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản

Theo đó, biên bản họp gia đình phân chia đi sản thừa kế chỉ được tiến hành khi có mặt của tất cả những người thừa kế.

Đồng thời, biên bản họp phân chia di sản thừa kế cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng mới đầy đủ hiệu lực pháp luật.

Việc Biên bản họp gia đình có người làm chứng, sau đó xin dấu giáp lai của UBND xã không được coi là đã được công chứng, mà chỉ được coi là chứng thực chữ ký của các đương sự.

Như vậy, để biên bản họp gia đình phân chia đất đai, phân chia di sản thừa kế có hiệu lực pháp luật và tránh xảy ra có tranh chấp không đáng có cần lưu ý những vấn đề như sau:

- Cuộc họp biên bản gia đình cần phải đảm bảo có đầy đủ thành viên trong gia đình và nên có đầy đủ chữ ký của các thành viên trong biên bản họp

- Biên bản họp gia đình cần phải có chữ ký của người làm chứng và xác nhận của cơ quan địa phương (có thể là UBND cấp xã)

- Sau khi lập xong biên bản họp, cần phải thực hiện công chứng ở một văn phòng công chứng uy tín để đảm bảo giá trị pháp lý.

Như vậy, trên đây là khái niệm về biên bản họp và những quy định về giá trị pháp lý của biên bản họp gia đình mà bạn có thể tham khảo và thực hiện.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

14,716 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào