Bệnh Sảy thai truyền nhiễm có lây sang người không? Cách phòng bệnh và các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh sảy thai truyền nhiễm?

Bệnh Sảy thai truyền nhiễm có lây sang người không? Cách phòng bệnh và các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh sảy thai truyền nhiễm? - Câu hỏi của chị Thủy tại Đồng Tháp.

Bệnh Sảy thai truyền nhiễm là gì? Có lây sang người không?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về Bệnh Sảy thai truyền nhiễm và nguồn lây của bệnh truyền nhiễm này như sau:

- Khái niệm bệnh

+ Bệnh Sảy thai truyền nhiễm (Bucellosis) là bệnh truyền nhiễm chung cho nhiều loài gia súc và người. Bệnh thường xuất hiện quá trình viêm, hoại tử ở một số cơ quan phủ tạng, đường sinh dục rồi lan ra nhau thai gây ra hiện tượng sảy thai, sát nhau. Vi khuẩn gây bệnh được chia thành 3 nhóm chính: Bucella abortus gây bệnh ở trâu bò; Brucella suis gây bệnh ở lợn; Bucella melitensis gây bệnh ở dê, cừu;

Ngoài ra còn có Bucella ovis chỉ gây bệnh cho cừu, Brucella cannis gây bệnh cho chó và một số chủng vi khuẩn gây bệnh cho loài khác.

+ Sức đề kháng của vi khuẩn: Ở nhiệt độ thường, vi khuẩn tồn tại 4 tháng trong sữa, nước tiểu và đất ẩm ướt. Ở nhiệt độ hấp ướt 70°C trong 30 phút. Các chất sát trùng thông thường như: a xít phenic, phoóc-môn 4%, nước vôi 5% có thể diệt vi khuẩn sau 1-2 giờ.

- Nguồn bệnh và đường truyền lây

+ Loài mắc: Động vật mắc bệnh Sảy thai truyền nhiễm là dê, cừu, bò, trâu, lợn, chó, động vật hoang dã và người. Loài chim và chuột có mang mầm bệnh.

+ Nguồn bệnh: Ở con cái mang bệnh, vi khuẩn có nhiều ở núm nhau, nước ối, nước nhờn và chất nhờn âm đạo, sữa; ở con đực, vi khuẩn có nhiều trong tinh dịch. Hầu hết các cơ quan phủ tạng như máu, gan, lách, tủy xương, dịch hoàn đều chứa một lượng lớn vi khuẩn. Trong máu, vi khuẩn xuất hiện từng thời kỳ, nhiều nhất khi gia súc đẻ hoặc sảy thai. Trong thai sảy như bọc thai, phủ tạng của thai có rất nhiều vi khuẩn.

Theo đó, bệnh sảy thai truyền nhiễm có thể lây sang người.

Bệnh Sảy thai truyền nhiễm có lây sang người không? Cách phòng bệnh và các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh sảy thai truyền nhiễm?

Bệnh Sảy thai truyền nhiễm có lây sang người không? Cách phòng bệnh và các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh sảy thai truyền nhiễm? (Hình từ Internet)

Cách phòng bệnh và các triệu chứng có thể nhận biết của bệnh sảy thai truyền nhiễm?

Về việc phòng bệnh, căn cứ Mục 2 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm là áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Việc tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

Theo đó, hiện nay chưa được phòng bệnh bắt buộc bằng vắc-xin mà chủ yếu dựa vào việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại, môi trường xung quanh khung vực nuôi động vật.

Về các triệu chứng có thể nhận biết, căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT các triệu chứng lâm sàng bao gồm:

- Triệu chứng ở bò: Bò thường mắc bệnh do chủng vi khuẩn B.abortus, ngoài ra còn có thể mắc bệnh do chủng B.suis và B. Melitensis. Thời gian nung bệnh từ 1 tuần đến 7 tháng, có trường hợp chỉ 72 giờ.

+ Bò cái bị bệnh chủ yếu xảy ra ở những con cái chửa tháng thứ 5,6,7. Bò có hiện tượng như sắp đẻ: âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhớt, vú căng, có hiện tượng sụp mông. Bò sốt nhưng không cao, ít vận động. Thai có thể chết trước hay sau khi sảy thai, có hiện tượng thai ra cả bọc hoặc sát nhau, nước ối màu đục, bẩn, không có mùi nhưng lẫn màng nhau màu trắng.

+ Bò đực thì triệu chứng rõ hơn: Dịch hoàn sưng đỏ gấp 2-3 lần, sau 2-3 ngày dịch hoàn lạnh dần và bắt đầu teo, sau con vật sốt và bỏ ăn. Chất lượng tinh trùng giảm đáng kể, tỷ lệ tinh dị hình tăng cao, tinh dịch chuyển từ màu trắng đục sang ánh vàng. Con vật lười vận động, thích nằm hoặc đứng một chỗ, bỏ ăn.

+ Cả bò đực và bò cái đều có hiện tượng viêm khớp: khớp háng, khớp chậu (con cái) và khớp gối (con đực). Khớp sưng, khớp vẹo lệch làm cho bò đi lại khó khăn, sờ khớp thấy mềm, có nhiều dịch viêm.

- Triệu chứng ở dê, cừu: Bệnh thường do chủng B. Melitensis gây ra, ở cừu còn do B. Ovis. Thời gian nung bệnh từ 2-18 tuần. Triệu chứng đặc trưng là con vật bị sảy thai. Trước khi sảy thai 1 tuần, con vật sốt cao, mệt lả, giảm cân, bỏ ăn, uống nước nhiều, viêm vú, nằm một chỗ, không thích vận động. Dê bị viêm âm đạo, viêm âm hộ, chảy nhiều nước nhờn. Cừu đực có triệu chứng giống bò đực, viêm dịch hoàn. Nếu cừu mắc bệnh do chủng B. Ovis, có hiện tượng viêm khớp mạn tính, viêm màng dịch hoàn và có các triệu chứng thần kinh.

- Triệu chứng ở lợn: Bệnh thường do chủng Brucella suis gây ra, thời gian nung bệnh từ 2-18 tuần. Lợn cái bị sảy thai, thai ra cả bọc. Lợn ỉa chảy, viêm thủy thũng các đầu vú, mệt mỏi, biếng ăn, bỏ ăn. Sảy thai thường ở tuần thứ 4-12. Khi sảy thai, lợn bị liệt chân sau, viêm khớp, sau 10-15 ngày hồi phục trở lại. Con đực bị viêm sưng dịch hoàn.

Vi phạm quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm động vật mắc bệnh sảy thai truyền nhiễm bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ Mục 5 Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:

Chẩn đoán xét nghiệm bệnh
5.1. Mẫu bệnh phẩm là máu, sữa, tinh dịch, lách, gan, hoạch lympho, nước ối, thai bị sảy,.. đựng vào lọ miệng rộng hoặc túi nilon.
5.2. Mẫu bệnh phẩm phải được lấy, bao gói và bảo quản theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 - 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; được lấy vô trùng, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2°C đến 8°C và gửi về phòng thử nghiệm nông nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công nhận chậm nhất 24h sau khi lấy mẫu.
5.3. Phương pháp xét nghiệm: Thực hiện theo quy trình chẩn đoán bệnh Sảy thai truyền nhiễm quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-13: 2011.

Trường hợp không chấp hành lấy mẫu bệnh phẩm, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau, căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP:


Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn
...
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,149 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào