Bệnh sán lá gan nhỏ: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Những món ăn cần cảnh giác để đề phòng nhiễm bệnh?

Tôi biết được thông tin bệnh sán lá gan nhỏ đang lây lan nhanh dạo gần đây. Tôi khá lo sợ vì tôi không hiểu biết nhiều về loại bệnh lây nhiễm này. Tôi nghe nói bệnh lây nhiễm này khá nguy hiểm đối với người nhiễm bệnh. Cho tôi hỏi, những đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ? Cách nhận diện các nguồn lây bệnh như thế nào? Mong nhận được hỗ trợ giải đáp!

Bệnh sán lá gan nhỏ là gì?

Theo Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1172/QĐ-BYT năm 2022, định nghĩa về bệnh sán lá gan nhỏ như sau:

"1. ĐẠI CƯƠNG 
Bệnh sán lá gan nhỏ là bệnh ký sinh trùng do sán lá gan nhỏ ký sinh ở đường mật trong gan gây nên những tổn thương đường mật, túi mật, các cơ quan khác với các bệnh lý tùy theo mức độ nhiễm, thời gian nhiễm.
...
Trên thế giới có 10 loài sán lá gan nhỏ nhưng chủ yếu gồm ba loài sán lá gan nhỏ gây bệnh là Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus thuộc họ Opisthorchiidae truyền qua cá. 
Tại Việt Nam gặp 12 loài sán lá gan nhỏ là C. sinensis và O. viverrini, phân bố ít nhất 32 tỉnh, thành. Clonorchis sinensis lưu hành ở các tỉnh miền Bắc, Opisthorchis viverrini lưu hành ở khu vực các tỉnh miền Trung và miền Nam. Hai loài sán này có đặc điểm sinh học, chu kỳ và vai trò y học tương đối giống nhau."

Bệnh sán lá gan nhỏ: Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh? Những món ăn cần cảnh giác để đề phòng nhiễm bệnh?

Những món ăn cần cảnh giác để đề phòng nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ?

Theo Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1172/QĐ-BYT năm 2022, nguồn lây bệnh sán lá gan nhỏ có thể đến từ các nguồn sau:

"1. ĐẠI CƯƠNG 
...
Người nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn các thức ăn từ cá chưa được nấu chín có ấu trùng sán lá gan nhỏ còn hoạt động như gỏi cá, lẩu cá, cá muối, cá ngâm giấm, cá khô, cá hun khói...
...
Người và động vật như chó, mèo, lợn nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn phải cá có ấu trùng sán còn hoạt động.

Như vậy, cần lưu ý các thức ăn từ cá chưa được nấu chín là nguồn nguy cơ lây nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ. Cũng cần lưu ý rằng, nếu người và động vật như chó, mèo, lợn nhiễm sán lá gan nhỏ khi ăn phải cá có ấu trùng sán còn hoạt động thì đối tượng này cũng trở thành nguồn lây bệnh.

Đối tượng nào dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ?

Theo tiểu mục 1.3 Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1172/QĐ-BYT năm 2022 về các đối tượng dễ bị nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ như sau:

"1. ĐẠI CƯƠNG 
...
1.3. Tính cảm nhiễm và miễn dịch 
Mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm."

Như vậy, mọi đối tượng đều có thể bị nhiễm sán lá gan nhỏ. Đồng thời, người đã bị nhiễm bệnh không nên chủ quan vì bệnh ký sinh trùng này không có miễn dịch lâu dài và có thể dễ dàng tái nhiễm.

Chu kỳ lây nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ trong vòng bao nhiêu ngày?

Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 1172/QĐ-BYT năm 2022 về chu kỳ lây nhiễm bệnh sán lá gan nhỏ như sau:


Hình 1. Chu kỳ phát triển của sán lá gan nhỏ (nguồn USA-CDC 2013)

(1) Giai đoạn ở người: Sán hoàn thành chu kỳ, phát triển thành con trưởng thành ký sinh ở đường mật đẻ trứng, trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân ra ngoài. Trứng rơi vào môi trường nước tiếp tục phát triển.

(2) Giai đoạn ở ốc: Trứng sán bị ốc nuốt, trong ốc, trứng nở thành ấu trùng lông (miracidia), ấu trùng lông phát triển qua hai đoạn là nang bào tử (sporocysts), bào tử trùng (rediae), sau đó phát triển thành ấu trùng đuôi (cercariae).

(3) Giai đoạn ở môi trường nước: Ấu trùng đuôi rời ốc bơi tự do trong nước.

(4) Giai đoạn ở cá: Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt, rụng đuôi phát triển thành ấu trùng nang ký sinh trong cá (metacercariae).

(5) Giai đoạn phát triển trên người hoặc động vật: Khi ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành từ 26-30 ngày. 

Theo đó, khi ăn phải cá có ấu trùng nang chưa được nấu chín thì sau khi ăn, ấu trùng này vào dạ dày, xuống tá tràng rồi ngược theo đường mật lên gan, phát triển thành sán lá gan trưởng thành ký sinh và gây bệnh ở đường mật. Thời gian từ khi ăn phải ấu trùng nang trong cá đến khi thành sán trưởng thành từ 26-30 ngày.

Do đó, mọi người cần lưu ý nhận diện các nguồn lây bệnh để đảm bảo an toàn và sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,574 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào