Bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch là những bệnh nào? Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì?

Bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch là những bệnh nào? Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì? - Câu hỏi của anh Trung tại Hà Nội.

Bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch là những bệnh nào?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT (bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2019/TT-BNNPTNTkhoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BNNPTNT). Danh mục bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch bao gồm:

Bệnh Cúm gia cầm (thể độc lực cao và chủng vi rút có khả năng truyền lây bệnh cho người)

Bệnh Lở mồm long móng;

Bệnh Tai xanh ở lợn (Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở lợn);

Bệnh Nhiệt thán;

Bệnh Dịch tả lợn;

Bệnh Xoắn khuẩn;

Bệnh Dại động vật;

Bệnh Niu-cát-xơn;

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi;

Bệnh Viêm da nổi cục.

Bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch là những bệnh nào? Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì?

Bệnh động vật trên cạn phải công bố dịch là những bệnh nào? Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật là gì?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật như sau:

Điều kiện để công bố hết dịch bệnh động vật
Việc công bố hết dịch bệnh động vật bao gồm các điều kiện sau đây:
1. Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy, giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc chết vì dịch bệnh động vật đã công bố.
2. Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho động vật mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm trong vùng có dịch và trên 80% số động vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.
3. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong khoảng thời gian quy định tại khoản 1 Điều này đối với vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này, bảo đảm đạt yêu cầu vệ sinh thú y.
4. Có văn bản đề nghị công bố hết dịch bệnh động vật của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương và văn bản chấp thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp trên.

Hướng dẫn thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn?

Căn cứ Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có hướng dẫn vệ sinh, khử trùng tiêu độc trong phòng bệnh bắt buộc cho động vật trên cạn

- Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc

+ Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

+ Hóa chất sát trùng ít độc hại đối với người, vật nuôi, môi trường; phải phù hợp với đối tượng khử trùng tiêu độc; có tính sát trùng nhanh, mạnh, kéo dài, hoạt phổ rộng, tiêu diệt được nhiều loại mầm bệnh.

+ Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).

+ Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

- Loại hóa chất sát trùng

+ Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.

+ Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa.

+ Loại hóa chất sát trùng khác theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

- Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc

+ Cơ sở chăn nuôi động vật tập trung.

+ Hộ gia đình có chăn nuôi động vật.

+ Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm.

+ Cơ sở giết mổ động vật.

+ Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật.

+ Chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật ở dạng tươi sống.

+ Địa điểm thu gom động vật sống và sản phẩm động vật để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch động vật.

+ Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật.

+ Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch.

+ Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật.

- Tần suất thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng

+ Đối với cơ sở chăn nuôi động vật tập trung: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi, định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng theo lịch của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương.

+ Hộ gia đình có chăn nuôi động vật: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động của địa phương.

+ Cơ sở ấp nở gia cầm, thủy cầm: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi đợt ấp nở và theo các đợt phát động của địa phương.

+ Cơ sở giết mổ động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ động vật.

+ Cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.

+ Địa điểm thu gom, chợ buôn bán động vật sống và sản phẩm động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán động vật, sản phẩm động vật sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch động vật phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 01 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly động vật.

+ Phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi lần vận chuyển.

+. Khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau khi hoàn thành việc xử lý, chôn lấp và theo các đợt phát động của địa phương.

+ Trạm, chốt kiểm dịch động vật: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm kiểm dịch.

+ Chốt kiểm soát ổ dịch: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng hàng ngày đối với phương tiện vận chuyển đi qua chốt trong thời gian có dịch.

- Trường hợp có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật xảy ra trên địa bàn, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tần suất vệ sinh, khử trùng tiêu độc trên địa bàn vùng có ổ dịch, vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp

Không thực hiện vệ sinh theo đúng quy định trên, người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 2.000.000 đồng, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP. Mức xử phạt này được áp nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 90/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,939 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào