Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng quy định mới nhất 2024? Đối tượng nào được sử dụng thẻ ngân hàng?
Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng quy định mới nhất 2024? Đối tượng nào được sử dụng thẻ ngân hàng?
Căn cứ Điều 15 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về đối tượng sử dụng thẻ như sau:
- Đối với chủ thẻ chính là cá nhân:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
- Đối với chủ thẻ chính là tổ chức:
Tổ chức đủ điều kiện mở tài khoản thanh toán được sử dụng thẻ ghi nợ. Tổ chức là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được sử dụng thẻ tín dụng, thẻ trả trước định danh.
Chủ thẻ là tổ chức được ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân sử dụng thẻ của tổ chức đó hoặc cho phép cá nhân sử dụng thẻ phụ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về ủy quyền.
- Đối với chủ thẻ phụ:
Chủ thẻ phụ được sử dụng thẻ theo chỉ định cụ thể của chủ thẻ chính nhưng chỉ trong phạm vi quy định sau đây:
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước;
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được người đại diện theo pháp luật của người đó (chủ thẻ chính) đồng ý bằng văn bản về việc sử dụng thẻ được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ trả trước.
Bao nhiêu tuổi được làm thẻ ngân hàng quy định mới nhất 2024? Đối tượng nào được sử dụng thẻ ngân hàng? (Hình ảnh Internet)
Hạn mức thẻ ngân hàng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về hạn mức thẻ như sau:
Hạn mức thẻ
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ thẻ phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một ngày.
3. Đối với thẻ tín dụng, tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.
4. Đối với thẻ trả trước, TCPHT quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch; đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam; tổng hạn mức giao dịch (bao gồm giao dịch rút tiền mặt, giao dịch chuyển khoản, giao dịch thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) trên một thẻ trả trước định danh không được quá 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng.
Như vậy, hạn mức thẻ được quy định như sau:
- Hạn mức thanh toán, chuyển khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác:
+ Tổ chức phát hành thẻ thỏa thuận với chủ thẻ về các hạn mức này phù hợp với quy định của Thông tư 18/2024/TT-NHNN, cũng như pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối và các quy định liên quan.
- Hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài:
+ Mỗi thẻ có thể rút số ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 triệu đồng Việt Nam trong 01 ngày.
- Hạn mức rút tiền mặt đối với thẻ tín dụng:
+ Tổng hạn mức rút tiền mặt tính theo BIN của thẻ tín dụng là tối đa 100 triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025).
- Hạn mức đối với thẻ trả trước:
Tổ chức phát hành thẻ quy định cụ thể hạn mức số dư, hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ và hạn mức giao dịch. Đảm bảo số dư tại mọi thời điểm trên một thẻ trả trước vô danh:
+ Số dư tối đa không được vượt quá 5 triệu đồng Việt Nam.
+ Tổng hạn mức giao dịch trên một thẻ trả trước định danh không được vượt quá 100 triệu đồng Việt Nam trong 01 tháng. Hạn mức này bao gồm các loại giao dịch như rút tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán tiền hàng hóa/dịch vụ.
Lưu ý: Khoản 3 Điều 13 Thông tư 18/2024/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
Những trường hợp nào thẻ ngân hàng bị thu hồi?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 18/2024/TT-NHNN quy định về thu hồi thẻ như sau:
Thu hồi thẻ
Thẻ bị thu hồi trong các trường hợp sau:
1. Thẻ giả.
2. Thẻ sử dụng trái phép.
3. Phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Như vậy, thẻ bị thu hồi trong các trường hợp như thẻ giả; thẻ sử dụng trái phép; phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm; các trường hợp thu hồi thẻ khác được thỏa thuận tại hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.