Bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 được thực hiện như thế nào?
Ngày 21/4/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW năm 2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Kế hoạch 332/KH-BCĐTƯATTP ngày 10/3/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATTP triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023.
Thế nào là Vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.
Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng
- Vệ sinh thực phẩm là giữ cho thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm được coi là vệ sinh là những thực phẩm được xử lý và bảo quản sạch sẽ trong quá trình sản xuất, chăm sóc và đóng gói, chế biến.
Bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm và dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 được thực hiện như thế nào? (Hình internet)
08 nhiệm vụ trọng tâm nào của kế hoạch tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới năm 2023?
Tại Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 426/QĐ-TTg năm 2023 nêu rõ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp cần tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, với 8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.
- Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật.
- Phối hợp với Mặt trận TQVN, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tuyên truyền, vận động, giáo dục,... hỗ trợ pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội.
- Sớm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác an ninh, an toàn thực phẩm.
- Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu biên chế cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về ATTP đáp ứng yêu cầu về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm trong các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu dùng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Xây dựng các chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng; ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn.
Bảo đảm an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm và dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?
Theo nội dung Kế hoạch 332/KH-BCĐTƯATTP năm 2023 triển khai “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2023 nêu rõ:
- Thời gian tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5/2023 trên phạm vi toàn quốc với chủ đề "Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới."
*Các hoạt động:
(1) Ngoài các hoạt động thường xuyên về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, “Tháng hành động” năm 2023 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về ATTP trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Giảm thiểu các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc do sử dụng sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn.
(2) Gắn trách nhiệm của UBND các cấp để tập trung sự chỉ đạo và bố trí nguồn lực cho công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sự phối hợp giữa chính quyền ở địa phương, giữa các cơ quan chức năng và các đoàn thể chính trị xã hội trong công tác bảo đảm ATTP; phát huy ý thức trách nhiệm với cộng đồng của cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng đối với công tác bảo đảm ATTP.
* Tổ chức triển khai “Tháng hành động”
- Tại Trung ương: Các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TW, các Bộ, ngành tham dự hội nghị, lễ phát động “Tháng hành động” năm 2023 của các địa phương.
- Tại địa phương: Các địa phương căn cứ vào thực tế, tình hình dịch bệnh trên địa bàn để tổ chức (hội nghị hoặc lễ phát động hoặc hình thức khác) phổ biến công tác triển khai “Tháng hành động” ở các tỉnh/thành phố trực thuộc TW; thành phố trực thuộc tỉnh/thị xã/quận/huyện; thị trấn/phường/xã.
Xem chi tiết Kế hoạch 332/KH-BCĐTƯATTP năm 2023 tại đây Tải về.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.