Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại trong thanh tra chuyên ngành như thế nào?
Báo cáo kết quả thanh tra lại thanh tra chuyên ngành được quy định thế nào?
Báo cáo kết quả thanh tra lại trong cuộc thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo nội dung tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại.
1. Báo cáo kết quả thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này. Báo cáo kết quả thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra.
Dẫn chiếu đến nội dung về báo cáo kết quả thanh tra tại Điều 25 Nghị định 07/2012/NĐ-CP như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành
Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành phải có các nội dung sau đây:
1. Khái quát về đối tượng thanh tra;
2. Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
3. Đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, việc chấp hành các quy định về tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật của đối tượng thanh tra;
4. Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng trong quá trình tiến hành thanh tra; kiến nghị các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có);
5. Ý kiến khác nhau giữa thành viên Đoàn thanh tra (nếu có)
Như vậy, việc báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo nội dung nêu trên. Trong đó, cần xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra lại.
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại trong thanh tra chuyên ngành như thế nào? (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra lại thanh tra chuyên ngành gồm những nội dung gì?
Theo khoản 2 Điều 38 Nghị định 07/2012/NĐ-CP, kết luận thanh tra lại được quy định như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại.
...
Kết luận thanh tra lại được thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này. Kết luận thanh tra lại phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Về nội dung của kết luận thanh tra, khoản 1 Điều 27 Nghị định 07/2012/NĐ-CP xác định như sau:
Kết luận thanh tra chuyên ngành
1. Căn cứ báo cáo kết quả thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra (nếu có), chậm nhất 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra; trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Kết luận thanh tra phải có các nội dung sau đây:
a) Kết quả kiểm tra, xác minh về từng nội dung thanh tra;
b) Kết luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, chuyên môn - kỹ thuật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm (nếu có);
c) Kiến nghị các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua thanh tra (nếu có).
Theo đó, kết luận thanh tra lại đối với cuộc thanh tra chuyên ngành sẽ được xây dựng theo 03 nội dung nêu trên.
Người lập kết luận thanh tra lại có trách nhiệm phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của người đã tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra và kiến nghị biện pháp xử lý.
Cần công khai kết luận thanh tra lại trong thời gian bao lâu?
Đối với thời gian công khai kết luận thanh tra lại, khoản 3 Điều 38 Nghị định 07/2012/NĐ-CP đề cập như sau:
Báo cáo kết quả thanh tra lại, kết luận thanh tra lại, công khai kết luận thanh tra lại.
...
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra lại, Chánh thanh tra bộ gửi kết luận thanh tra lại tới Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ, Chánh thanh tra sở gửi kết luận thanh tra lại cho Giám đốc sở và Thanh tra tỉnh.
Như vậy, thời gian công khai kết luận thanh tra lại là 15 ngày kể từ ngày người có thẩm quyền ký kết luận thanh tra lại.
Kết hợp với Điều 28 Nghị định 07/2012/NĐ-CP và Điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP, việc công khai quyết định thanh tra lại được thực hiện theo các hình thức sau:
- Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Một trong các hình thức sau:
+ Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
+ Đưa lên Trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;
+ Niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
Như vậy, quyết định thanh tra lại được công khai theo những quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.