Bảng tính tuổi năm 2024 ra sao? Ở Việt Nam, người dưới 18 tuổi là trẻ em hay người chưa thành niên?

Bảng tính tuổi năm 2024 ra sao? Ở Việt Nam, người dưới 18 tuổi là trẻ em hay người chưa thành niên? Câu hỏi từ chị T.N - TPHCM.

Bảng tính tuổi năm 2024 ra sao?

Tham khảo Bảng tính tuổi năm 2024 cho các năm sinh như sau:

Năm sinh

Tuổi âm 2024

Tuổi dương 2024

1953

72

71

1954

71

70

1955

70

69

1956

69

68

1957

68

67

1958

67

66

1959

66

65

1960

65

64

1961

64

63

1962

63

62

1963

62

61

1964

61

60

1965

60

59

1966

59

58

1967

58

57

1968

57

56

1969

56

55

1970

55

54

1971

54

53

1972

53

52

1973

52

51

1974

51

50

1975

50

49

1976

49

48

1977

48

47

1978

47

46

1979

46

45

1980

45

44

1981

44

43

1982

43

42

1983

42

41

1984

41

40

1985

40

39

1986

39

38

1987

38

37

1988

37

36

1989

36

35

1990

35

34

1991

34

33

1992

33

32

1993

32

31

1994

31

30

1995

30

29

1996

29

28

1997

28

27

1998

27

26

1999

26

25

2000

25

24

2001

24

23

2002

23

22

2003

22

21

2004

21

20

2005

20

19

2006

19

18

2007

18

17

2008

17

16

2009

16

15

2010

15

14

2011

14

13

2012

13

12

2013

12

11

2014

11

10

2015

10

9

2016

9

8

2017

8

7

2018

7

6

2019

6

5

2020

5

4

2021

4

3

2022

3

2

2023

2

1

Lưu ý: Bảng tính tuổi mang tính chất tham khảo

Bảng tính tuổi năm 2024 ra sao? Ở Việt Nam, người dưới 18 tuổi là trẻ em hay người chưa thành niên?

Bảng tính tuổi năm 2024 ra sao? Ở Việt Nam, người dưới 18 tuổi là trẻ em hay người chưa thành niên? (Hình từ Internet)

Ở Việt Nam, người dưới 18 tuổi là trẻ em hay người chưa thành niên?

Theo Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Và Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:

Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Vậy, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên, trong đó, trẻ em là người dưới 16 tuổi.

Người chưa thành niên có thể là trẻ em hoặc không phải trẻ em.

Người chưa đủ 18 tuổi được tự ký hợp đồng lao động không?

Tại Điều 18 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:

Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Như vậy, người lao động chưa đủ 18 tuổi được ký kết hợp đồng lao động tuy nhiên phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ, người giám hộ...).

Các công việc nào được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được tuyển dụng và sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi vào làm các công việc nhẹ bao gồm:

- Biểu diễn nghệ thuật.

- Vận động viên thể thao.

- Lập trình phần mềm.

- Các nghề truyền thống: chấm men gốm; cưa vỏ trai; làm giấy dó; làm nón lá; chấm nón; dệt chiếu; làm trống; dệt thổ cẩm; thêu thổ cẩm; làm bún gạo; làm miến; làm giá đỗ; làm bánh đa; dệt tơ tằm; se sợi hoa sen; vẽ tranh sơn mài, se nhang, làm vàng mã (trừ các công đoạn có sử dụng hóa chất độc hại như sơn ta, hóa chất tẩy rửa, hóa chất dùng để ướp màu, hóa chất tạo mùi, tạo tàn nhang cong…).

- Các nghề thủ công mỹ nghệ: thêu ren; mộc mỹ nghệ; làm lược sừng; làm tranh dân gian (tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống…); nặn tò he; làm tranh khắc gỗ, biểu tranh lụa; nhặt vỏ sò, điệp để gắn trên tranh mỹ nghệ; mài đánh bóng tranh mỹ nghệ; xâu chuỗi tràng hạt kết cườm, đánh bóng trang sức mỹ nghệ; làm rối búp bê; làm thiếp mừng các sản phẩm từ giấy nghệ thuật trang trí trên thiếp mừng; làm khung tranh mô hình giấy, hộp giấy, túi giấy.

- Đan lát, làm các đồ gia dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu tự nhiên như: mây, tre, nứa, dừa, chuối, bèo lục bình, đay, cói, quế, guột, đót, lá nón.

- Gói nem, gói kẹo, gói bánh (trừ việc vận hành hoặc sử dụng các máy, thiết bị, dụng cụ đóng gói).

- Nuôi tằm.

- Làm cỏ vườn rau sạch; thu hoạch rau, củ, quả sạch theo mùa.

- Chăn thả gia súc tại nông trại.

- Phụ gỡ lưới cá, đan lưới cá, phơi khô thủy sản.

- Cắt chỉ, đơm nút, thùa khuyết, đóng gói vào hộp các sản phẩm dệt thủ công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,919 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào