Bảng giá phí sử dụng vỉa hè chính thức tại TP. HCM kể từ ngày 01/01/2024? Nguyên tắc quản lý và trách nhiệm sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố như thế nào?

Bảng giá phí sử dụng vỉa hè tại TP. HCM kể từ ngày 01/01/2024 được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn Q.P ở Thủ Đức.

Bảng giá phí sử dụng vỉa hè chính thức tại TP. HCM kể từ ngày 01/01/2024?

Chiều 19-9, tại kỳ họp thứ 11 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP HCM khóa X đã thông qua Nghị quyết về mức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trên địa bàn.

Theo đó, TP HCM chính thức thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè từ ngày 1-1-2024.

Mức phí cụ thể như sau:

Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố dưới 15 ngày trong một tháng thì tính nửa tháng. Nếu số ngày sử dụng lòng đường, hè phố từ 15 ngày trở lên trong một tháng thì tính một tháng.

Khu vực 1, gồm: quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 10, quận Phú Nhuận, khu A khu đô thị mới Nam thành phố, khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Khu vực 2, gồm: quận 2 (nay thuộc TP Thủ Đức, trừ khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 6, quận 7 (trừ khu A khu đô thị mới Nam thành phố), quận 11, quận Bình Thạnh, quận Tân Bình, quận Bình Tân.

Khu vực 3, gồm: quận 8, quận 9 (nay thuộc TP Thủ Đức), quận 12, quận Thủ Đức (nay thuộc TP Thủ Đức), quận Tân Phú, quận Gò Vấp.

Khu vực 4, gồm: huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi.

Khu vực 5, gồm huyện cần Giờ.

Các tuyến đường trung tâm là các tuyến đường có giá đất bằng hoặc cao hơn giá đất bình quân khu vực. Các tuyến đường còn lại là các tuyến đường có giá đất thấp hơn giá đất bình quân khu vực.

Sở Giao thông Vận tải tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường đối với các tuyến đường do Sở Giao thông Vận tải quản lý; UBND cấp huyện tổ chức thu phí sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố đối với các tuyến đường do UBND cấp huyện quản lý.

Toàn bộ số tiền phí thu được nộp vào ngân sách và được sử dụng có mục tiêu phục vụ hoạt động thu phí và công tác quản lý, bảo trì, khai thác lòng đường, hè phố.

Bảng giá phí sử dụng vỉa hè chính thức tại TP. HCM kể từ ngày 01/01/2024? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc quản lý và trách nhiệm sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố như thế nào?

Tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND thành phố Hồ Chí Minh quy định về nguyên tắc quản lý và trách nhiệm sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố như sau:

* Nguyên tắc quản lý

- Sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không gây mất trật tự, an toàn giao thông; không chắn ngang nơi đường giao nhau, trước cổng và trong phạm vi 05 (năm) mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức.

- Chiều rộng hè phố dành cho người đi bộ (không tính phần bó vỉa) tối thiểu từ 1,5 (một phẩy năm) mét.

- Sử dụng tạm thời một phần lòng đường ngoài mục đích giao thông (không áp dụng trên tuyến quốc lộ đi qua đô thị) phải bảo đảm phần lòng đường còn lại đủ bố trí tối thiểu 02 (hai) làn xe ô tô cho một chiều lưu thông; trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định.

- Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp phép hoặc chấp thuận. Các hoạt động sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kế hoạch cụ thể sẽ không phải cấp giấy phép.

- Việc đỗ xe ô tô trên hè phố chỉ được thực hiện tại nơi có biển báo hiệu giao thông cho phép đỗ xe.

- Đảm bảo phù hợp công năng và kết cấu chịu lực của lòng đường, hè phố, công trình hạ tầng kỹ thuật và cây xanh xung quanh; có giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị và công tác duy tu, bảo trì hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh phù hợp. Tổ chức, cá nhân làm hư hỏng công trình đường bộ, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh phải có trách nhiệm sửa chữa, khôi phục theo hiện trạng ban đầu hoặc ở điều kiện tốt hơn.

- Phạm vi được phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố phải được phân định cụ thể.

* Tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố chịu trách nhiệm về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo phương án đã được cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chấp thuận; thu dọn các phương tiện, thiết bị, vệ sinh và hoàn trả nguyên trạng lòng đường, hè phố khi kết thúc sử dụng.

* Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố phải nộp phí theo quy định.

Việc tăng cường bảo đảm an toàn cho người đi bộ trên hè phố được quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2023/QĐ-UBND quy định về tăng cường bảo đảm an toàn cho người đi bộ trên hè phố như sau:

- Tổ chức, cá nhân khi xây dựng công trình (dân dụng, công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, hạ tầng kỹ thuật) tiếp giáp lòng đường, hè phố phải có giải pháp để bảo vệ an toàn cho người tham gia giao thông khi lưu thông qua khu vực công trình (có kết cấu che chắn xung quanh, bên trên phạm vi lưu thông của người đi bộ, bố trí hàng rào, đèn chiếu sáng, biển cảnh báo).

- Cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân cấp xem xét quyết định việc bố trí công trình phụ trợ để bảo đảm an toàn giao thông cho người đi bộ trên hè phố (hàng rào, trụ ngăn xe) tại khu vực tập trung đông người và khu vực cần thiết khác.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,559 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào