Bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được quy định như thế nào? Cách xác định vùng, khu vực, ví trí đất áp dụng trong bảng giá đất?
- Các xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
- Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
- Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
- Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
Theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 32/2020/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định cách xác định vùng, khu vực, ví trí đất áp dụng trong bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Các xác định vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp tại nông thôn và đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
(1) Phân vùng các loại đất:
Tỉnh Tiền Giang được phân thành 5 vùng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp với các đơn vị hành chính cấp huyện cụ thể như sau:
- Vùng 1: Thành phố Mỹ Tho.
- Vùng 2: Thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy.
- Vùng 3: Huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo.
- Vùng 4: Huyện Gò Công Tây và huyện Gò Công Đông.
- Vùng 5: Huyện Tân Phước và huyện Tân Phú Đông.
Cách xác định khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất nông nghiệp tại nông thôn và đô thị được xác định cụ thể như sau:
(1) Khu vực 1: Đất vị trí mặt tiền các đường giao thông chính tại nông thôn và các đường phố tại đô thị; đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị. Khu vực 1 được chia thành 5 vị trí:
- Vị trí 1: Đất vị trí mặt tiền quốc lộ và các tuyến đường tương đương với quốc lộ tại nông thôn, đường phố tại đô thị.
- Vị trí 2: Đất vị trí mặt tiền đường tỉnh và các tuyến đường tương đương với đường tỉnh tại nông thôn.
- Vị trí 3: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải nhựa, đan, bê tông tại nông thôn.
- Vị trí 4: Đất vị trí mặt tiền đường huyện trải đá cấp phối tại nông thôn; đất vị trí hẻm tại đô thị.
- Vị trí 5: Đất vị trí còn lại tại đô thị.
(2) Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Đất vị trí ấp tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng, không thuộc khu vực 1. Các khu vực này chia thành 4 vị trí:
- Vị trí 1: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 3m trở lên.
- Vị trí 2: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn trải nhựa, đan, bê tông có mặt rộng từ 2m trở lên, trải đá cấp phối có mặt rộng từ 3m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, sông, biển cấp tỉnh, trung ương quản lý.
- Vị trí 3: Đất vị trí tiếp giáp đường nông thôn có nền đất rộng từ 1m trở lên và mặt được trải đá cấp phối, nhựa, đan, bê tông rộng từ 0,5m trở lên; có nên đất rộng từ 2m trở lên; đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông cấp huyện, xã quản lý.
- Vị trí 4: Đất vị trí còn lại tại nông thôn.
Bảng giá đất tỉnh Tiền Giang 2020 - 2024
Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
Đất ở tại nông thôn bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính, đất vị trí ấp và đất vị trí còn lại tại nông thôn.
Trong phạm vi từng đơn vị hành chính cấp huyện các khu vực và vị trí đất ở tại nông thôn được xác định cụ thể như sau:
- Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các tuyến đường giao thông chính tại nông thôn được phân thành các loại đường theo cấp quản lý là quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
Giá đất được xác định cho từng đoạn đường của các tuyến đường giao thông cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.
- Khu vực 2 và các khu vực tiếp theo: Bao gồm đất vị trí ấp tại nông thôn tiếp giáp với các tuyến đường nông thôn cấp xã quản lý, tiếp giáp chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế - xã hội và các tuyến đường nông thôn còn lại.
+ Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường và chợ nông thôn có sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế - xã hội: Giá đất được xác định cho từng đoạn đường cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.
+ Đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường nông thôn, đường nội bộ khu dân cư nông thôn; đất vị trí còn lại tại nông thôn trên địa bàn các xã có sự phát triển tương đồng về mặt kinh tế - xã hội và thực tế giá đất chuyển nhượng: Giá đất được xác định cho từng vị trí phân cấp thứ bậc tương tự như đối với đất nông nghiệp, ngoại trừ trường hợp đất vị trí tiếp giáp kênh, rạch, mương, sông, biển do nhà nước quản lý.
Cách xác định khu vực và vị trí đất ở tại đô thị trong bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang?
(1) Phân loại đô thị: thành phố Mỹ Tho là đô thị loại I, thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy là đô thị loại III, các thị trấn là đô thị loại V.
Đất ở tại đô thị bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và đất vị trí còn lại tại đô thị; đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã).
Trong phạm vi đơn vị hành chính cấp phường, thị trấn của các loại đô thị xác định 2 khu vực và trong mỗi khu vực chia thành các vị trí cụ thể.
(2) Khu vực 1: Bao gồm đất vị trí mặt tiền các đường phố, đất vị trí hẻm và vị trí còn lại tại đô thị được phân thành các loại đường theo kết cấu hạ tầng kỹ thuật giao thông và mức độ phát triển kinh tế - xã hội của các tuyến đường phố tại đô thị.
Đất ở tại vị trí mặt tiền các tuyến đường phố được quy định đơn giá đất ứng với từng đoạn đường của các tuyến đường phố này cân đối với thực tế giá đất chuyển nhượng.
Đất ở tại vị trí hẻm của các tuyến đường phố được xác định giá căn cứ vào hệ số giá của hẻm phụ thuộc vào bề rộng và phân đoạn hẻm, cụ thể như sau:
- Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 4m:
+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 35% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 150m đến 200m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 200m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.
- Hẻm có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 2m và nhỏ hơn 4m:
+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 30% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 100m đến 150m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 150m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.
- Hẻm có bề rộng nhỏ hơn 2m:
+ Từ mốc lộ giới trở vào 50m đầu (bao gồm cả phần đất nằm trong lộ giới nếu có): tính bằng 25% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 50m đến 100m: tính bằng 20% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng;
+ Trên 100m: tính bằng 15% đơn giá đất ở của đoạn đường phố tương ứng.
- Hẻm trải nhựa, đan, bê tông: tính bằng 100% đơn giá đất ở trong hẻm.
- Hẻm còn lại khác (không trải nhựa, đan, bê tông): tính bằng 80% so với mức giá của hẻm trải nhựa, lót đan hoặc tráng bê tông của loại hẻm có cùng bề rộng mặt đường.
- Mức giá đất ở vị trí hẻm tối thiểu không thấp hơn mức giá đất ở thấp nhất tại đô thị tương ứng.
(3) Khu vực 2: Bao gồm đất vị trí tiếp giáp các tuyến đường còn lại tại khu vực giáp ranh với nông thôn (giữa phường, thị trấn với các xã). Khu vực này chia thành 4 vị trí tương tự như đối với đất ở tại nông thôn.
Xem chi tiết bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.