Bảng giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay được quy định như thế nào?
- Phân vùng, phân khu vực đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Phân vị trí đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Phân vị trí đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Phân vị trí đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
- Bảng giá đất dùng để làm gì và Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định như thế nào?
Phân vùng, phân khu vực đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Theo Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định phân vùng, phân khu vực đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
- Miền núi là các xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh được được Ủy ban Dân tộc - Miền núi (nay là Ủy ban dân tộc) công nhận tại Quyết định số 21/UB-QĐ ngày 26/1/1993, Quyết định số 08/UB-QĐ ngày 04/3/1994, Quyết định số 68/UB-QĐ ngày 09/8/1997, Quyết định số 363/2005/QĐ-UBDT ngày 15/8/2005 của Ủy ban dân tộc về việc công nhận các xã miền núi.
- Đồng bằng là các xã, phường, thị trấn còn lại trên địa bàn tỉnh ngoài các xã, thị trấn quy định trên.
- Đô thị bao gồm các phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và xếp loại đô thị.
- Nông thôn bao gồm các xã còn lại trên địa bàn tỉnh ngoài các thị trấn, các phường tại đô thị được nêu trên.
Bảng giá đất tỉnh Đồng Nai
Phân vị trí đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Căn cứ mục đích sử dụng đất đai được phân thành 03 nhóm theo quy định tại Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Theo Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định phân vị trí đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
(1) Đối với đất nông nghiệp tại đô thị gồm 4 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường phố.
- Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố ≤ 600m;
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường phố ≤ 400m.
- Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố >600m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường phố từ >400m đến ≤600m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng <3m, cách đường phố ≤200m.
- Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại đô thị.
+ Vị trí đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
+ Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
(2) Đối với đất nông nghiệp tại nông thôn gồm 4 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường giao thông chính.
- Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính ≤ 1.000m;
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường giao thông chính ≤ 500m.
- Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính > 1.000m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường giao thông chính từ >500m đến ≤ 1.000m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng <3m, cách đường giao thông chính ≤ 200m.
- Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại nông thôn.
+ Vị trí đất phi nông nghiệp tại nông thôn quy định tại Khoản 2 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
+ Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
Phân vị trí đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Theo Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định phân vị trí đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như sau:
(1) Đối với đất phi nông nghiệp tại đô thị gồm 4 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường phố.
- Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố ≤ 600m;
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường phố ≤ 400m.
- Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường phố >600m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường phố từ >400m đến ≤600m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng <3m, cách đường phố ≤200m.
- Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại đô thị.
+ Vị trí đất phi nông nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
+ Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
(2) Đối với đất nông nghiệp tại nông thôn gồm 4 vị trí như sau:
- Vị trí 1: Các thửa đất mặt tiền đường giao thông chính.
- Vị trí 2, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính ≤ 1.000m;
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường giao thông chính ≤ 500m.
- Vị trí 3, bao gồm các trường hợp sau:
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng ≥ 5m, cách đường giao thông chính > 1.000m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng từ ≥ 3m đến <5m, cách đường giao thông chính từ >500m đến ≤ 1.000m.
+ Các thửa đất mặt tiền hẻm có bề rộng <3m, cách đường giao thông chính ≤ 200m.
- Vị trí 4: Các thửa đất còn lại tại nông thôn.
+ Vị trí đất phi nông nghiệp tại nông thôn quy định tại Khoản 2 Điều này được tham chiếu qua bảng tổng hợp sau:
+ Thửa đất không thuộc các trường hợp tham chiếu trong bảng trên (trừ các thửa đất thuộc vị trí 1) thì được xác định ở vị trí 4 tính theo đường gần nhất và có mức giá cao nhất đến thửa đất cần định giá.
(3) Đất phi nông nghiệp tại các vị trí 2, 3, 4 quy định trên nếu thuộc hẻm có nền nhựa, bê tông xi măng thì nhân với hệ số 1; nếu thuộc hẻm có nền đất, cấp phối thì nhân với hệ số 0,8. Trường hợp thửa đất không có đường vào (đi nhờ qua thửa khác) thì áp dụng hệ số theo thửa đất cho đi nhờ.
- Hẻm nhựa, bê tông xi măng chỉ áp dụng cho trường hợp do Nhà nước đầu tư, hoặc do nhân dân đóng góp đầu tư xây dựng đồng bộ, không áp dụng cho các trường hợp hộ dân tự đổ bê tông, rải nhựa phần đường phía trước thửa đất.
- Trường hợp hẻm nhựa, bê tông xi măng do nhân dân đóng góp vốn đầu tư xây dựng đồng bộ thì khi người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính được áp dụng mức giá cùng vị trí nhân với hệ số 0,8 trong thời gian 5 năm kể từ khi công trình được nghiệm thu đưa vào sử dụng.
(4) Thửa đất tại vị trí 1 theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 và khoản 1, khoản 2 Điều 7 (ngoại trừ đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất tại các đảo, cù lao) nếu có chiều sâu tính từ mốc lộ giới >50m được tính theo quy định sau:
- Từ mốc lộ giới đến hết mét thứ 50: Tính bằng 100% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 50 đến hết mét thứ 100: Tính bằng 80% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Từ sau mét thứ 100 đến hết chiều sâu thửa đất: Tính bằng 50% giá đất vị trí 1 của đường đó.
- Đối với các thửa đất, khu đất được giao, cho thuê hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện các dự án, công trình theo quy hoạch thì việc xác định chiều sâu của thửa đất, khu đất quy định tại khoản 4 Điều này được tính từ ranh giới giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
(5) Trường hợp thửa đất có một phần hoặc toàn bộ diện tích nằm trong khoảng từ lề đường đến mốc lộ giới, khi cần định giá thì được xác định cùng vị trí với thửa đất mặt tiền của tuyến đường đó.
(6) Trường hợp tuyến đường không có quy định giới hạn hành lang an toàn giao thông (mốc lộ giới), thì chiều sâu của thửa đất theo quy định tại khoản 4 Điều này được tính từ ranh giới hợp pháp của thửa đất.
Phân vị trí đất chưa sử dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai?
Theo quy định tại Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai Đối với các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, đất núi đá không có rừng cây), căn cứ quy định phân vị trí đất nông nghiệp nêu trên để xác định vị trí của thửa đất.
Bảng giá đất dùng để làm gì và Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai thì bảng giá đất là căn cứ để:
- Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
- Tính thuế sử dụng đất;
- Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
- Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
- Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
- Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
- Xác định giá tài sản khi cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp theo quy định; tính tiền bảo vệ và phát triển đất trồng lúa;
- Xác định giá đất cụ thể theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Để xem chi tiết Bảng giá đất của tỉnh Đồng Nai xem tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.