Bảng giá đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2024 như thế nào?
- Bảng giá nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
- Phân loại khu vực, loại đường phố và vị trí của nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
- Cách thức xác định đơn giá đất đối với nhóm đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
- Giá đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
- Việc triển khai áp dụng bảng giá đất tại tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
Bảng giá nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương thì bảng giá nhóm đất nông nghiệp được chia thành các loại như sau:
- Bảng giá đất trồng lúa.
- Bảng giá đất trồng cây hàng năm khác.
- Bảng giá đất trồng cây lâu năm.
- Bảng giá đất rừng sản xuất.
- Bảng giá đất rừng phòng hộ.
- Bảng giá đất rừng đặc dụng.
- Bảng giá đất nuôi trồng thủy sản.
- Bảng giá đất nông nghiệp khác (bao gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép, kể cả các loại nhà khác gắn liền với khu vực chuồng trại để phục vụ cho chăn nuôi; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh).
Như vậy, có 08 loại bảng giá nhóm đất nông nghiệp.
Giá đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu? Bảng giá nhóm đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương được chia thành bao nhiêu loại?
Phân loại khu vực, loại đường phố và vị trí của nhóm đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Theo khoản 4 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương thì việc phân loại khu vực, loại đường phố và vị trí của nhóm đất nông nghiệp được quy định như sau:
- Phân loại khu vực:
+ Khu vực 1 (KV1): bao gồm: đất trên địa bàn các xã và nằm ven trục đường giao thông do Trung ương (QL) và tỉnh (ĐT) quản lý; đất trên các trục đường giao thông trên địa bàn các phường, thị trấn, đầu mối giao thông, khu thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, khu du lịch, khu dân cư mới.
+ Khu vực 2 (KV2): là đất trên địa bàn các xã và nằm ven các trục đường còn lại.
- Phân loại vị trí:
+ Vị trí 1: Thửa đất tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 50 mét.
+ Vị trí 2: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 100 mét hoặc phần thửa đất sau vị trí 1 cách HLATĐB trong phạm vi từ trên 50 mét đến 100 mét.
+ Vị trí 3: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trong phạm vi 200 mét hoặc phần thửa đất sau vị trí 2 cách HLATĐB trong phạm vi từ trên 100 mét đến 200 mét.
+ Vị trí 4: Thửa đất không tiếp giáp với đường và cách HLATĐB trên 200 mét hoặc phần thửa đất còn lại sau vị trí 3.
Cách thức xác định đơn giá đất đối với nhóm đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
Theo khoản 5 Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương thì cách thức xác định đơn giá đất đối với nhóm đất nông nghiệp được quy định như sau:
- Xác định bằng đơn giá chuẩn theo khu vực và vị trí quy định tại Điều 3 của Quy định này. Trường hợp khi xác định giá đất nông nghiệp thuộc các tuyến đường hoặc lối đi công cộng có bề rộng mặt đường dưới 4 mét (chưa có tên trong các phụ lục) thì tính theo công thức:
Đơn giá đất | = | Đơn giá chuẩn theo khu vực và vị trí | x | 0,8 |
- Khu vực và vị trí được xác định theo Khoản 2, 3, 4 Điều này.
Giá đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương là bao nhiêu?
Giá đất nông nghiệp ở tỉnh Bình Dương được quy định tại Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương. Chi tiết Bảng giá đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020-2024: tại đây.
Việc triển khai áp dụng bảng giá đất tại tỉnh Bình Dương được quy định ra sao?
Theo Điều 2 Quyết định 36/2019/QĐ-UBND của tỉnh Bình Dương thì việc triển khai áp dụng bảng giá đất được quy định như sau:
"Điều 2.
1. Khi triển khai áp dụng Bảng giá các loại đất, gặp khó khăn, vướng mắc, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố chủ trì phối hợp cùng các cơ quan tài chính, thuế cùng cấp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất xem xét để giải quyết.
2. Khi xác định nghĩa vụ tài chính trong từng trường hợp cụ thể, gặp vướng mắc về giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Cục thuế, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nơi có đất xác định giá đất cụ thể trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.
3. Trong quá trình áp dụng Bảng giá các loại đất, nếu Chính phủ điều chỉnh khung giá đất hoặc giá đất trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá đất tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so với giá đất tối thiểu trong bảng giá đất trong thời gian từ 180 ngày trở lên giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập dự toán và phương án điều chỉnh giá đất, xây dựng bảng giá đất điều chỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi quyết định.
4. Trong quá trình áp dụng Bảng giá các loại đất mà cấp thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thay đổi mục đích sử dụng đất và bổ sung các đường, phố chưa có tên trong Bảng giá các loại đất nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này giao Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào giá đất trong Bảng giá các loại đất hiện hành và giá đất chuyển nhượng phổ biến trên thị trường xây dựng Bảng giá các loại đất bổ sung trình Ủy ban nhân dân tỉnh để trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh cho ý kiến trước khi quyết định.
5. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra giá đất hàng năm hoặc định kỳ để theo dõi biến động giá đất so với giá đất tối đa hoặc tối thiểu trong Bảng giá các loại đất."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.