Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà đơn giản nhất như thế nào?

Tôi muốn hỏi bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? - câu hỏi của anh N.H (Đồng Tháp)

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào?

Để biết được bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:

- Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.

Trong đó,

- Mặt bằng: Là hình chiếu mặt bằng của ngôi nhà, diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ và các đồ đạc…

- Mặt đứng: Là hình chiếu vuông góc mặt ngoài của ngôi nhà lên MP chiếu đứng và chiếu cạnh, diễn tả hình dáng bên ngoài ngôi nhà gồm có mặt chính và mặt bên

- Mặt cắt: Là hình cắt có MP cắt song song với hình chiếu đứng hoặc chiếu cạnh diễn tả các bộ phận, kích thước của ngôi nhà theo chiều cao

- Vị trí trên bản vẽ:

+ Mặt đứng đặt ở góc trên cùng bên trái của bản vẽ

+ Mặt cắt được đặt ở phía bên phải mặt đứng

+ Mặt bằng được đặt ở dưới mặt đứng

Dưới đây là kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà:

Trên đây là thông tin để trả lời cho câu hỏi bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà đơn giản như thế nào?

Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà đơn giản như thế nào? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ nhà như thế nào?

Dưới đây là cách đọc một bản vẽ nhà

Trình tự đọc

Nội dung cần hiểu

1.Khung tên

-Tên gọi ngôi nhà

-Tỉ lệ bản vẽ

2. H.biểu diễn

-Tên gọi hình chiếu

-Tên gọi mặt cắt

3.Kích thước

- Kích thước chung

-Kích thước từng bộ phận

4. Các bộ phận

-Số phòng

-Số cửa đi, cửa sổ

-Các bộ phận khác

Ví dụ:

Cách đọc:

1. Khung tên

- Nhà một tầng

- Tỉ lệ 1:150

2. Hình biểu diễn

- Mặt bằng

- Mặt đứng A - A

- Mặt cắt B - B

3. Kích thước

- Kích thước chung: Dài 7700, rộng 7000, cao 5200 (tính cả chiều cao nền nhà).

- Kích thước từng bộ phận:

+ Phòng khách: 4600 x 3100.

+ Phòng ngủ: 4600 x 3100.

+ Bếp và phòng ăn: 7000 x 3100 (kể cả nhà vệ sinh: 3100 x 1500).

4. Các bộ phận chính

- Ba phòng.

- 1 cửa đi đơn 2 cánh; 3 cửa đi 1 cánh; 7 cửa sổ đơn.

- Bậc thềm (2 bậc).

Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như thế nào?

Tại Mục 4 TCVN 5671:2012 có nêu rõ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 có nêu rõ mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng như sau:

Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kiến trúc được thể hiện với tỷ lệ 1:100 và phải ghi rõ;

- Cao độ của các bộ phận, ghi theo phương thẳng đứng của công trình thiết kế;

- Cao độ các tầng, mái so với cao độ ± 0.000 của công trình. Trên mặt cắt không cần ghi ký hiệu về kết cấu của công trình.

Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thể hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện:

- Không gian bên trong của công trình, những chỗ đặc trưng nhất;

- Độ cao và kết cấu các bộ phận công trình.

Bên trong hình vẽ mặt cắt phải ghi đầy đủ:

- Kích thước chiều cao bên trong và cao độ kết cấu của các phòng;

- Cao độ và độ dày bậu cửa sổ;

- Độ cao của tường lửng;

- Cao độ của các tầng so với cao độ ± 0.000 của công trình;

- Tên các tầng.

Bên ngoài hình vẽ mặt cắt cần ghi đầy đủ:

- Chiều cao của cửa;

- Kích thước từng bộ phận chính và tổng kích thước của công trình;

- Cao độ của ống khói, nóc nhà, mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình;

- Cao độ của mực nước ngầm đã được xác định;

- Đất nguyên thổ và đất tôn nền;

- Cao độ ± 0.000 của công trình so với cao độ thực hiện theo hệ thống nhất độ cao toàn quốc, hay so với cao độ của một điểm cố định nào đó;

- Vật liệu lát hè bao quanh công trình, vật liệu chống thấm và cấu tạo sàn nền.

Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được thực hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện thêm ngoài những yêu cầu của hồ sơ kỹ thuật.

- Những ký hiệu quy định về vật liệu của các bộ phận kết cấu cắt qua;

- Cấu tạo cầu thang bao gồm:

+ Kích thước chiều cao, chiều dài vế thang;

+ Kích thước các bậc thang;

+ Vật liệu lát.

- Chiều cao của lan can, tay vịn;

- Các kích thước và vật liệu của lan can, tay vịn;

- Các kích thước độ sâu của phần móng công trình;

- Tổng kích thước chiều rộng của mái.

Bên trong hình vẽ cần ghi thêm ngoài những yêu cầu đối với bản vẽ mặt cắt:

- Các kích thước chiều cao của cửa, dầm, lan can, bậu cửa sổ so với sàn hoặc trần nhà;

- Kích thước chiều cao kết cấu bên trong của các bộ phận nằm trong tường chịu lực;

- Cao độ của sàn và trần của tầng;

- Các lớp cấu tạo của sàn và của mái.

Bên ngoài hình vẽ cần ghi thêm những yêu cầu đối với bản vẽ mặt cắt:

- Cao độ bên ngoài cửa, lan can, mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình

- Độ cao của các bộ phận và toàn bộ công trình;

- Kích thước chiều ngang đặc trưng của toàn bộ công trình.

Trong trường hợp mái dốc thì cần thể hiện:

- Tất cả các mặt cắt đặc trưng của kết cấu mái;

- Mọi kích thước kết cấu mặt cắt của các bộ phận;

- Các kích thước, vị trí, cao độ và khoảng cách giữa các bộ phận.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
20,631 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào