Bán bánh trung thu “tự làm” ra thị trường được không? Bán bánh trung thu “tự làm” không có nhãn mác, tiêu chuẩn bị xử phạt thế nào?

Anh chị cho tôi hỏi trong trường hợp tôi tự làm bánh trung thu để bán thì có bị xử phạt hay không? Tôi cảm ơn!

Nhãn hàng hóa là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thương mại 2005 quy định về nhãn hàng hóa như sau:

"Điều 32. Nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
2. Hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa, trừ một số trường hợp theo quy định của pháp luật.
3. Các nội dung cần ghi trên nhãn hàng hóa và việc ghi nhãn hàng hóa được thực hiện theo quy định của Chính phủ."

Theo đó, nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn lên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.

Bánh trung thu tự làm có phải là bánh không có nhãn mác, xuất xứ hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định về tự công bố sản phẩm như sau:

“Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.”

Theo đó, khi làm bánh trung và có bao gói, chế biến thì cần phải thực hiện hoạt động tự công bố sản phẩm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 43/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP) quy định về các loại hàng hóa phải gắn nhãn hiệu theo đó:

Hàng hóa khi lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu đều phải ghi nhẫn trừ một số trường hợp sau:

- Bất động sản;

- Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba;

- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;

- Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;

- Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

- Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec;

- Hàng hóa đã qua sử dụng;

- Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.

Theo đó, trong trường hợp phải ghi nhãn hiệu hàng hóa thì phải đảm bảo các nội dung quy định tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP bao gồm:

- Tên hàng hóa;

- Xuất xứ hàng hóa;

- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

Bán bánh trung thu “tự làm” ra thị trường có được không? Bán bánh trung thu “tự làm” không có nhãn mác, tiêu chuẩn thì bị xử phạt như thế nào?

Bán bánh trung thu “tự làm” ra thị trường có được không? Bán bánh trung thu “tự làm” không có nhãn mác, tiêu chuẩn thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ internet)

Bán bánh trung thu “tự làm” có thể bị phạt đến 60 triệu đồng?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện trường hợp bán bánh trung thu “tự làm” không có nhãn mác, tiêu chuẩn chất lượng ra thị trường như sau:

Như vậy, các sản phẩm bánh trung thu tự làm nếu không có nhãn mác, không được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì chỉ nên để ăn hoặc biếu tặng bạn bè, người thân còn trường hợp muốn bán thì cần phải công bố và có nhãn hàng hóa theo các quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,775 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào