Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa? Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024?

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa? Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024?

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa? Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2024?

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa (Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2024) như sau:

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa (Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn 2024)

MẪU 1

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn (sau đây gọi tắt là Chiến dịch) do Australia khởi xướng từ năm 1993, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm. Từ đó đến nay, Chiến dịch trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Chiến dịch là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” đã trở thành một sự kiện môi trường quốc tế thường niên quan trọng, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người và hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn là dịp lan tỏa các hoạt động cộng đồng vì môi trường, nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời kêu gọi các cá nhân, tập thể và cộng đồng cùng chung tay có những hành động thiết thực để giảm bớt gánh nặng cho thiên nhiên và môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững.

Chiến dịch Làm cho Thế giới sạch hơn năm 2024 là cơ hội để nhìn nhận, xác định các vấn đề trọng tâm, trọng điểm trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường; đồng thời thống nhất hành động, chủ động khắc phục những khó khăn, thách thức về ô nhiễm môi trường tại các khu vực nông thôn, ngăn chặn sự gia tăng về tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm nay với chủ đề Cùng hành động để thay đổi thế giới nhằm kêu gọi các quốc gia cùng nhau hành động để tạo nên một sự thay đổi lớn cho môi trường toàn cầu.

Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2022 với chủ đề “Hành trình xanh – Cùng chung tay bảo vệ môi trường”, ... tham gia, hưởng ứng Chiến dịch góp phần bảo vệ môi trường, chung sức xây dựng một thế giới Xanh – sạch – đẹp.

MẪU 2

Môi trường không chỉ cung cấp cho chúng ta không khí để thở, nước để uống, và đất để canh tác, mà còn là nơi sinh sống của vô vàn loài sinh vật. Mỗi ngày trôi qua, chúng ta đều phụ thuộc vào sự cân bằng của hệ sinh thái để duy trì cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động của con người đang làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường. Ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, biến đổi khí hậu và rác thải nhựa đang trở thành những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt.

Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi xướng, được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động hướng ứng trên phạm vi toàn cầu từ năm 1993 (tổ chức định kỳ vào tuần thứ 3 tháng 9 hằng năm). Đến nay Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn đã thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu lượt người và hơn 180 quốc gia trên toàn thế giới (Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch từ năm 1994), trở thành phong trào cộng đồng rộng khắp thế giới, qua đó tăng cường hơn về nhận thức và hành động của toàn nhân loại đối với các vấn đề môi trường.

Tiếp tục phát huy những kết quả đạt được trong việc hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn trong những năm qua. Năm nay, địa phương đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động như: dọn dẹp vệ sinh cảnh quan, thu gom rác thải, tuyên truyền tới mọi tầng lớp người dân nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và người dân tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường; hạn chế sử dụng nhựa, giảm thiểu đóng bao bì sản phẩm bằng nhựa và ni lông khó phân hủy, tăng cường sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế, tái sử dụng.

Hãy nhớ rằng mọi hành động, dù là nhỏ, đều có ý nghĩa lớn lao. Chúng ta không thể giải quyết tất cả các vấn đề ngay lập tức, nhưng từng bước đi đúng hướng sẽ dẫn đến sự thay đổi tích cực. Cùng nhau, chúng ta có thể xây dựng một thế giới sạch hơn, nơi mà thiên nhiên và con người có thể cùng tồn tại hài hòa.

Xem tiếp...

TẢI VỀ

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa? Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024?

Bài tuyên truyền Làm cho thế giới sạch hơn 2024 ý nghĩa? Bài tuyên truyền Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2024? (Hình từ Internet)

Nội dung tập trung hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 là gì?

Theo Thông báo từ Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường đã nêu rõ nội dung tập trung hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2024 như sau:

Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là quy định bắt buộc trong việc phân loại rác thải tại nguồn chậm nhất là ngày 31 tháng 12 năm 2024 (tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 75 - Luật Bảo vệ môi trường năm 2020). Lồng ghép nội dung về kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, phát triển bền vững trong việc xây dựng, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Tiếp tục phát động các phong trào cộng đồng như: ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây, cải thiện, phục hồi môi trường tại các đô thị, khu dân cư và vùng lân cận, nhất là trên các hồ, sông, kênh, rạch; làm sạch biển, khu vực ven bờ trong đó tập trung vào việc thu gom, thu hồi các sản phẩm làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định và bàn giao bãi biển, khu vực ven bờ đã làm sạch cho các tổ chức, đơn vị có trách nhiệm quản lý để không tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường biển.

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục bảo vệ môi trường trong các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn, phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy, khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.

Phối hợp với cơ quan quản lý thực hiện tuyên truyền về hoạt động kiểm soát, giám sát đối với khu vực tập trung nhiều nguồn thải tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, điểm nóng về ô nhiễm môi trường…; kiểm soát ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí.

Bên cạnh việc xây dựng các tài liệu, ấn phẩm truyền thông và đăng tin, bài trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trọng tâm hướng tới là việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải nhựa, rác thải sinh hoạt tại nguồn phục vụ công tác tuyên truyền, thì các hoạt động hưởng ứng tại Lễ ra quân mang nhiều ý nghĩa cũng sẽ được tổ chức như: Trồng cây cảnh quan, làm sạch vệ sinh môi trường, đạp xe tuần hành bảo vệ môi trường với chủ đề “Hành trình xanh – Cùng chung tay bảo vệ môi trường” nhằm tuyên truyền thông điệp: Giảm phát thải hướng tới chống biến đổi khí hậu.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về các nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
2,533 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào