Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2024 thế nào?
Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam 2024 thế nào?
Ngày 05/11/2024, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã có Hướng dẫn về tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024). Cụ thể như sau:
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 94 NĂM NGÀY THÀNH LẬP MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM – NGÀY TRUYỀN THỐNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM (18/11/1930 - 18/11/2024) I. MẶT TRẬN DÂN TỘC THỐNG NHẤT VIỆT NAM RA ĐỜI - BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ PHONG TRÀO CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN TA Từ nửa cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược, thống trị nước ta, từng biến nước ta thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Chúng đã dùng nhiều thủ đoạn thống trị, áp bức, bóc lột hết sức tàn bạo và tìm mọi cách để đàn áp, dập tắt phong trào yêu nước và phong trào cách mạng của nhân dân ta. Lúc này, nước ta tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến. Dưới tác động chính sách thống trị của thực dân Pháp và một số yếu tố khác làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc, các phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp nổ ra liên tiếp từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nhưng lần lượt bị thất bại vì thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vững mạnh, thiếu lực lượng tiên phong[1]. Điều đó được lãnh tụ Hồ Chí Minh kết luận: “Từ ngày bị đế quốc xâm chiếm, nước ta là một xứ thuộc địa, dân ta là vong quốc nô, Tổ quốc ta bị giày xéo dưới gót sắt của kẻ thù hung ác. Trong mấy mươi năm khi chưa có Đảng, tình hình đen tối như không có đường ra [1] Phong trào Cần vương rộng khắp, tiêu biểu là khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo cuối thế kỷ XIX; phong trào Đông du do Phan Bội Châu khởi xướng, Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân, Lương Văn Can với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, khởi nghĩa nông dân Yên Thế của Hoàng Hoa Thám, rồi khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học… ... |
Tải về Tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam
Trên đây là tài liệu tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Mặt trận thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2024 thế nào? (Hình từ internet)
Có những nghi thức nào được tiến hành tại lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Nghi thức lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
- Thông báo chương trình lễ kỷ niệm;
- Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca;
- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, khách mời theo thứ tự sau:
+ Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm;
+ Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời;
+ Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
+ Khi được giới thiệu, đại biểu có chức danh cao nhất đứng lên, cúi chào (các đại biểu dự lễ kỷ niệm vỗ tay).
- Diễn văn kỷ niệm;
- Công bố quyết định khen thưởng, trao thưởng (nếu có);
- Phát biểu của đại biểu cấp trên (nếu có);
- Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
Việc điều hành phần nghi thức nêu trên phải do Ban Tổ chức lễ kỷ niệm thực hiện.
Biểu trưng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là gì?
Theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
...
Kế tục và phát huy vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam qua các thời kỳ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay chủ trương phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, không phân biệt thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, quá khứ, ý thức hệ và chính kiến, tán thành công cuộc đổi mới, nhằm mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh", góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
...
Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
...
Theo đó, Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hình tròn, nửa phía trên là hình tượng cờ đỏ sao vàng năm cánh, dưới là hoa sen trắng. Đường ngoài vòng cung màu vàng biểu hiện hai nhánh lúa vươn lên nâng dòng chữ Mặt trận Tổ quốc trên nền cờ đỏ. Phía dưới cùng là hình tượng nửa bánh xe màu đỏ có dòng chữ Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.