Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?

Xem thêm: Bài phát biểu tổng kết Hội Cựu chiến binh xã năm 2024

Xem thêm: Bài phát biểu ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh 2024

Xem thêm: Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh 6 12 ngắn gọn?

Xem thêm: Thơ về Cựu chiến binh 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa?

Xem thêm: Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 (Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024) như sau:

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 (Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024)

Ngày 06/12/1989, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá VI) đã quyết định cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ đó, ngày 6/12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội.

Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đời sống chính trị và tinh thần của đất nước. Hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng của các cựu chiến binh, giúp họ tiếp tục cống hiến cho quê hương, phát huy truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam và phẩm chất cao quý của “Bộ đội Cụ Hồ”. Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã thu hút đông đảo các thế hệ cựu chiến binh tham gia, nhanh chóng hình thành và phát triển trên khắp cả nước.

Là một tổ chức quần chúng cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Hội hoạt động theo đường lối, chủ trương của Đảng, Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, cũng như Điều lệ của Hội. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ngay từ khi thành lập, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã khẳng định vai trò và vị trí của mình, xây dựng hệ thống tổ chức vững mạnh từ Trung ương đến cơ sở. Đội ngũ cán bộ và hội viên luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, kiên định lập trường tư tưởng và trung thành tuyệt đối với sự lãnh đạo của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

Trong suốt 35 năm qua, Hội đã không ngừng lớn mạnh, trưởng thành, hoạt động tích cực và hiệu quả. Hội đã tập hợp, đoàn kết các cựu chiến binh, phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", gương mẫu trong mọi hoạt động. Hội đã tham gia tích cực vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, bảo vệ Đảng, chính quyền và chế độ xã hội chủ nghĩa.

Hội cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.

Trong quá trình hoạt động, Hội đã tổ chức nhiều phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động văn hóa, thể thao, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Hội cũng đã tích cực tham gia vào các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam hòa bình, hữu nghị và hợp tác trên trường quốc tế.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày thành lập, chúng ta tự hào về những thành tựu đã đạt được và quyết tâm tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta trân trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thế hệ cựu chiến binh - những người đã hy sinh tuổi trẻ, sức lực và cả máu xương để bảo vệ độc lập

Xin kính chúc các đồng chí cựu chiến binh sức khỏe, hạnh phúc, mãi là tấm gương sáng cho thế hệ mai sau!

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?

Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12? Bài tuyên truyền kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024? (Hình từ Internet)

Cựu chiến binh là ai?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định về đối tượng được công nhận là Cựu chiến binh như sau:

Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:

(1) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng Tháng 8 năm 1945 như Đội tự vệ đỏ, du kích Ba Tơ, du kích Bắc Sơn, Cứu quốc quân, Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

(2) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 2 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam thuộc bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước (ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng).

(3) Cựu chiến binh đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:

- Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20 tháng 7 năm 1954 về trước (ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương);

- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27 tháng 01 năm 1973 trở về trước (ngày ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc), đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.

- Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích ở miền Nam từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước, đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo sự quản lý, phân công hoặc giao nhiệm vụ của tổ chức, cơ sở cách mạng có thẩm quyền

(4) Công nhân viên quốc phòng quy định tại khoản 4 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 về trước.

(5) Cán bộ, chiến sĩ quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 gồm:

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

(6) Những đối tượng quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005 và được cụ thể tại (1), (2), (3), (4), (5) không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:

- Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

(7) Việc xác nhận cựu chiến binh:

- Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;

- Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;

- Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.

(8) Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 150/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP quy định tổ chức của Hội Cựu chiến binh Việt Nam như sau:

(1) Hội Cựu chiến binh Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở gồm:

- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

- Hội Cựu chiến binh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Hội Cựu chiến binh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

- Hội Cựu chiến binh xã, phường, thị trấn.

(2) Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Hội Cựu chiến binh các cấp do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định.

(3) Hội Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức như sau:

- Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị Trung ương mà tổ chức Đảng thuộc Đảng uỷ khối cơ quan Trung ương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam;

- Hội Cựu chiến binh ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị mà tổ chức Đảng thuộc cấp uỷ địa phương thì tổ chức Hội Cựu chiến binh đó trực thuộc Hội Cựu chiến binh cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo thống nhất về nghiệp vụ của Hội Cựu chiến binh cấp trên.

(4) Trong doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện thành lập Hội Cựu chiến binh thì được tổ chức như sau:

- Đối với doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở cùng với tổ chức Đảng tại doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện cụ thể phối hợp với doanh nghiệp thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.

- Đối với doanh nghiệp chưa có tổ chức Đảng, nếu người lao động là cựu chiến binh có nhu cầu thành lập hội thì tổ chức Đảng cấp trên cơ sở phối hợp với doanh nghiệp và Hội Cựu chiến binh cấp trên cơ sở xem xét, quyết định thành lập Hội Cựu chiến binh tại doanh nghiệp đó.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
6,272 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào