Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ra sao?
Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ra sao?
Xem thêm: Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học
Xem thêm: Lời cảm ơn của phụ huynh đối với cô giáo mầm non 20 11
Xem thêm: Mẫu lời chúc 20 11 tất cả thầy cô ngắn gọn, ý nghĩa
Xem thêm: Ngày 20 tháng 11 tiếng Anh là gì?
Xem thêm: 20 11 là ngày gì ở Việt Nam?
Ngày 20/11, hay còn được gọi là Ngày Nhà giáo Việt Nam, thường có sự tham gia của lãnh đạo địa phương trong các buổi lễ kỷ niệm tại các trường học và cơ sở giáo dục. Lãnh đạo địa phương thường đến để chúc mừng, tôn vinh và tri ân các thầy cô giáo, cũng như để thể hiện sự quan tâm và hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Các hoạt động trong ngày này thường bao gồm các bài phát biểu của lãnh đạo địa phương, trao tặng hoa và quà cho các thầy cô giáo, và các tiết mục văn nghệ do học sinh biểu diễn. Sự hiện diện của lãnh đạo địa phương không chỉ làm tăng thêm ý nghĩa của ngày lễ mà còn khích lệ tinh thần của các thầy cô giáo và học sinh.
Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
Mẫu thứ nhất: Kính thưa: Các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu! Các thầy cô giáo, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành giáo dục cùng toàn thể các em học sinh thân mến! Hôm nay, trong không khí hân hoan chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cho phép tôi thay mặt lãnh đạo địa phương, xin gửi đến các thầy cô giáo lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, lời tri ân sâu sắc nhất! Kính thưa quý vị và các thầy cô! Ngày 20/11 là dịp để chúng ta tôn vinh nghề dạy học – một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Trong truyền thống dân tộc Việt Nam, hình ảnh người thầy luôn được kính trọng, yêu quý. "Không thầy đố mày làm nên" - câu tục ngữ ngắn gọn ấy đã khẳng định vai trò to lớn của thầy cô trong sự trưởng thành và thành công của mỗi người. Trong những năm qua, ngành giáo dục địa phương chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tất cả là nhờ sự cống hiến tận tâm của đội ngũ thầy cô giáo. Dù ở thành phố hay nông thôn, miền núi hay hải đảo, các thầy cô luôn là những người thắp sáng ước mơ, mở ra tương lai tươi sáng cho biết bao thế hệ học trò. Tôi cũng xin biểu dương tinh thần trách nhiệm, sự sáng tạo của các thầy cô trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ và thích ứng linh hoạt với những thách thức mới, đặc biệt trong giai đoạn khó khăn như dịch bệnh vừa qua. Kính thưa các thầy cô, quý vị đại biểu và các em học sinh! Đảng và Nhà nước ta luôn đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Chính quyền địa phương sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ ngành giáo dục trong việc cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên. Nhân dịp này, tôi cũng mong các em học sinh luôn cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, xứng đáng với sự kỳ vọng và tâm huyết của thầy cô. Một lần nữa, tôi xin chúc các thầy cô sức khỏe dồi dào, luôn giữ mãi lòng nhiệt huyết và niềm đam mê với nghề. Chúc ngành giáo dục địa phương ta ngày càng phát triển. Xin kính chúc quý vị đại biểu, các thầy cô giáo và toàn thể học sinh một ngày lễ 20/11 thật ý nghĩa! Xin trân trọng cảm ơn! Mẫu thứ hai: Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn thể các em học sinh thân mến! Hôm nay, tôi rất vinh dự được đứng đây, tham dự buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của trường chúng ta. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại những truyền thống vẻ vang, những công lao đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ giảng dạy đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trước hết, cho phép tôi thay mặt Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã/phường/quận/huyện..., gửi lời chào mừng nồng nhiệt và lời chúc sức khỏe đến các đồng chí lãnh đạo, quý vị đại biểu, tập thể cán bộ nhà trường và các em học sinh dự buổi lễ hôm nay. Trong năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng sự nghiệp giáo dục của địa phương chúng ta đã có những tiến bộ và đạt được nhiều thành tích đáng tự hào. Điều này không thể thiếu sự nỗ lực, tận tâm của các thầy cô giáo - những người đã không ngừng cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp trồng người. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, nhà trường vì những đóng góp quý báu cho sự nghiệp giáo dục của địa phương. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục truyền đạt những kiến thức quý báu cho thế hệ trẻ. Cuối cùng, tôi xin chúc các em học sinh luôn chăm ngoan, học giỏi và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập. Chúc buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của chúng ta thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn! >> Xem thêm các mẫu bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 tại đây: tải |
Bài phát biểu của lãnh đạo địa phương nhân ngày 20 11 kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thực hiện như thế nào?
Việc tổ chức kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức.
2. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
3. Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm.
4. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm.
Theo đó, chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm ngày truyền thống vào năm tròn. Năm tròn ở đây được hiểu sẽ là những năm kỷ niệm kết thúc bằng số 0 như 10 năm. 20 năm, 30 năm,... Do đó, việc tổ chức lễ kỹ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam cũng sẽ được tổ chức vào những dịp kỷ niệm 10 năm, 20 năm, 30 năm,...
Tính từ ngày công nhận ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam từ năm 1982 đến nay thì ngày 20/11/2024 sẽ là 42 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Do đó, ngày 20/11/2024 có thể không tổ chức lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có thể tổ chức những hoạt động văn nghệ, hội thao để kỷ niệm ngày Ngày giáo Việt Nam 20 11.
Trong hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 thì không được tặng quà và tổ chức hoạt động chiêu đãi.
Tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 hàng năm do ai chủ trì?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định như sau:
Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Như vậy, việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.