Ai không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024? Phương án giải quyết được đưa ra thế nào?

Cho tôi hỏi: Ai không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024? Phương án giải quyết được đưa ra thế nào? - Câu hỏi của chị B.T (Ninh Bình).

Ai không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024?

Căn cứ theo Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, việc cải cách tiền lương được thực hiện đối với khu vực công và khu vực doanh nghiệp. Cụ thể, đối tượng được thực hiện chính sách cải cách tiền lương bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)

- Người lao động trong doanh nghiệp.

Căn cứ Nghị quyết 27/NQ-TW năm 2018, thông tin từ Cổng TTĐT Chính phủ, khi thực hiện cải cách tiền lương thì sẽ có 36 đơn vị của một số ngành đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù sẽ không còn được hưởng chính sách lương đặc thù nữa.

Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương. Do vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương thì 36 đơn vị hưởng lương đặc thù khả năng cao sẽ không được tăng lương.

Như vậy, nhiều khả năng, cán bộ công chức thuộc 36 đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính, thu nhập đặc thù nêu trên sẽ không được tăng lương khi cải cách tiền lương.

Ai không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024? Phương án giải quyết được đưa ra thế nào?

Ai không được tăng lương khi cải cách tiền lương 2024? Phương án giải quyết được đưa ra thế nào? (Hình từ Internet)

Phương án giải quyết cho những cán bộ công chức không được tăng lương được đưa ra thế nào?

Căn cứ theo Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu nguyên tắc xây dựng lương mới đối với khu vực công như sau:

Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng...

Theo đó, lương mới của cán bộ công chức sẽ được thực hiện theo bảng lương mới trên nguyên tắc "không thấp hơn tiền lương hiện hưởng".

Do vậy, để đảm bảo nguyên tắc này, Chính phủ đưa phương án hưởng lương bảo lưu chênh lệch nếu lương cơ bản cộng phụ cấp mới thấp hơn so với tiền lương hiện hưởng (bao gồm cả tiền lương tăng thêm) trước cải cách tiền lương.

Cụ thể, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm) nếu tiền lương mới thấp hơn, để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước về việc điều chỉnh, cải cách tiền lương ra sao?

Căn cứ Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
1.5. Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, trong việc điều chỉnh, cải cách tiền lương, Nhà nước đã thể hiện quan điểm chỉ đạo theo nội dung nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
478 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào