Ai không được làm Phó Trưởng đoàn thanh tra? Phó Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, trách nhiệm gì?
Ai không được làm Phó Trưởng đoàn thanh tra?
Căn cứ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra 2022.
Các trường hợp không được làm Phó Trưởng đoàn thanh tra được quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
Cụ thể như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
...
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này;
b) Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
a) Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
...
c) Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì đối tượng không được làm Phó Trưởng đoàn thanh tra bao gồm:
- Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra;
- Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
Ai không được làm Phó Trưởng đoàn thanh tra? Phó Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Phó Trưởng đoàn thanh tra có nhiệm vụ, trách nhiệm gì?
Căn cứ quy định tại Điều 25 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
Thành phần Đoàn thanh tra
1. Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của Đoàn thanh tra.
2. Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao. Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao.
Trường hợp nào xem xét, thay đổi Phó Trưởng đoàn thanh tra?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 43/2023/NĐ-CP về các trường hợp xem xét thay đổi Phó Trưởng đoàn thanh tra như sau:
Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra
...
2. Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này và khoản 2 Điều 29 Nghị định này;
b) Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra;
c) Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
d) Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Theo đó, dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 30 Nghị định 43/2023/NĐ-CP và khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP. Phó Trưởng đoàn thanh tra bị xem xét, thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Luật Thanh tra;
- Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra;
- Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra;
- Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
- Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Nghị định 43/2023/NĐ-CP được áp dụng kể từ ngày 15/8/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 43/2023/NĐ-CP Tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.