Ai được xem là người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Dự thảo mới?

Ai được xem là người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn? Tôi có thắc mắc về đối tượng được xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Bà tôi là viên chức nhà nước, có nhu cầu và nguyện vọng được tiếp tục đi làm dù đã tới tuổi nghỉ hưu. Sau khi đọc qua luật thì tôi biết rằng pháp luật hiện nay cho phép được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với những trường hợp là người có chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt. Vậy tôi thắc mắc rằng những ai sẽ được xem là người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn? Mong sớm được giải đáp thắc mắc.

Đã tới tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn muốn đi làm có được không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hưu cao hơn tuổi cụ thể như sau:

"Điều 169: Tuổi nghỉ hưu
...
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."

Theo như quy định trên, những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao dù đã đến tuổi nghỉ hưu vẫn có thể đi làm. Tuy nhiên, những người được kể trên không được phép đi làm quá 05 năm so với quy định.

Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu trong diều kiện lao động bình thường cụ thể như sau:

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.

2. Lộ trình điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ



Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

2021

60 tuổi 3 tháng

2021

55 tuổi 4 tháng

2022

60 tuổi 6 tháng

2022

55 tuổi 8 tháng

2023

60 tuổi 9 tháng

2023

56 tuổi

2024

61 tuổi

2024

56 tuổi 4 tháng

2025

61 tuổi 3 tháng

2025

56 tuổi 8 tháng

2026

61 tuổi 6 tháng

2026

57 tuổi

2027

61 tuổi 9 tháng

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ năm 2028 trở đi

62 tuổi

2028

57 tuổi 8 tháng

 

 

2029

58 tuổi

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

 

 

2032

59 tuổi

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

 

 

Từ năm 2035 trở đi

60 tuổi

- Việc đối chiếu tháng, năm sinh của người lao động tương ứng với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản này theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường

Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường được quy định tại Điều 6 Nghị định 135/NĐ-CP cụ thể như sau:

"Điều 6. Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường của người lao động theo khoản 4 Điều 169 của Bộ luật Lao động 2019 được quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn khi thỏa thuận với người sử dụng lao động tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
2. Việc chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương III của Bộ luật Lao động và quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội."

Ai được xem là người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn?

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập năm 2022 (Dự thảo 3) quy định về người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn bao gồm:

- Viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư;

- Viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II;

- Viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế: Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.  

Như vậy, đối với trường hợp cụ thể của bạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, nếu bà của bạn nằm trong số những người có chuyên môn, kỹ thuật cao tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc một số trường hợp đặc biệt khác thì bà của bạn có thể xin xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn. Những người được xem là người có chuyên môn, kỹ thuật cao trong việc xét nghỉ hưu ở tuổi cao hơn gồm viên chức có học hàm Giáo sư, Phó giáo sư,; viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I có học vị Tiến sĩ hoặc chuyên khoa II; và viên chức làm việc trong một số lĩnh vực sự nghiệp đặc thù của ngành y tế, Giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần.

Xem chi tiết Nghị định quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập (Dự thảo 3) tại đây.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,685 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào